Cắt đáy sẹo là phương pháp làm đẹp phổ biến nhất hiện nay, được nhiều tín đồ làm đẹp lựa chọn. So với các phương pháp điều trị sẹo khác như: laser, lăn kim thì cắt đáy sẹo mang tới hiệu quả cao hơn và hạn chế dược nguy cơ tái phát. Bài viết dưới đây, phòng khám da liễu Bloglamdep365.edu.vnsẽ chia sẻ rõ hơn về phương pháp điều trị này và những điều lưu ý sau khi thực hiện để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Phương pháp cắt đáy sẹo là gì?
Thuật ngữ cắt đáy sẹo hay còn được gọi là bóc tách sẹo, bóc tách vi điểm chính là thủ thuật cắt đứt chân sẹo ở dưới bề mặt da. Đây là một trong những phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay.
Phương pháp này thường được chỉ định điều trị đối với các trường hợp sẹo rỗ, sẹo lồi, sẹo lõm và sẹo tròn. Các vết sẹo này thường xuất hiện ở vùng cằm, má, hai vùng thái dương. Sau khi được tư vấn và thăm khám, các bác sĩ da liễu sẽ sử dụng kim y khoa để đâm xuyên qua bề mặt da nhằm phá vỡ các sợi liên kết của sẹo dưới bề mặt da (được gọi là chân sẹo). Từ đó, bề mặt da được giải phóng và tránh khỏi các sợi xơ cứng giúp bề mặt da được đầy lên nhanh chóng.
Khi nào cần cắt đáy sẹo?
Nhìn chung, có thể nói phương pháp điều trị này phù hợp với mọi loại sẹo. Đặc biệt là trường hợp bị sẹo xơ cứng lâu năm, có lớp đáy chuyển màu trắng nên áp dụng phương pháp này để có thể đạt được kết quả như mong muốn. Quy trình cắt đáy sẹo được diễn ra như sau:
- Ban đầu, bác sĩ da liễu sẽ tiến hành tư vấn và thăm khám để có thể đưa ra được liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng da.
- Bắt đầu quy trình cắt đáy sẹo, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành vệ sinh da mặt bằng các bước như: tẩy trang, rửa mặt, để sát khuẩn và da hạn chế bị viêm nhiễm.
- Ủ tê khoảng 20-30 phút để làm giảm tình trạng đau nhức cũng như có thể giúp thuốc phát huy được hết tác dụng.
- Bác sĩ da liễu tiến hành quy trình cắt đáy sẹo ở bề mặt da cần điều trị.
- Đẩy tinh chất lên về mặt da vừa điều trị để làm đầy vùng sẹo đồng thời kích thích sản sinh và tái tạo collagen giúp da được căng đầy lên.
- Bước cuối cùng, vệ sinh lại da mặt bằng nước muối sinh lý, đắp mặt nạ để da được cân bằng và dịu nhẹ hơn.
Cắt đáy sẹo có gây đau rát không?
Cắt đáy sẹo là thủ thuật y khoa xâm lấn do sử dụng kim y khoa xuyên qua lớp biểu bì da để phá hủy các sợi mô sẹo. Do đó, phương pháp này có thể gây đau rát và khó chịu cho bạn trong quá trình trị liệu. Tuy nhiên, trước khi tiến hành điều trị các bác sĩ sẽ tiến hành ủ tê nên có thể giảm cơn đến khoảng 85%.
Đối với những bạn có làn da dễ bị tổn thương và nhạy cảm, bác sĩ sẽ xịt lạnh hoặc kê thuốc giảm đau trước khi điều trị để giảm thiểu được cảm giác đau nhức.
Ưu và nhược điểm của phương pháp điều trị cắt đáy sẹo
Ưu điểm của phương pháp
Cắt đáy sẹo được đánh giá là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao, phù hợp với từng tình trạng sẹo, bao gồm cả tình trạng sẹo rỗ lâu năm. Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, có tới khoảng 8/10 trường hợp các laoij sẹo đều thích ứng và phù hợp với phương pháp điều trị này so với laser và lăn kim trị mụn.
Bởi quá trình hình thành sẹo phần lớn là do các sợi mô liên kết dưới bề mặt da gây ra, muốn điều trị tận gốc tình trạng này cần phải phá hủy theo chiều ngang chứ không theo chiều dọc. Các phương pháp điều trị hiện nay như: laser, PRP, lăn kim,… đều hoạt động theo chiều dọc còn với thủ thuật trị sẹo này sẽ đi theo một chiều ngang với đầu kim nhỏ và sắc. Từ đó, giúp phá vỡ chân sẹo ở dưới bề mặt da, loại bỏ được tận gốc nguyên nhân hình thành nên sẹo mụn.
Cắt đáy sẹo rỗ là phương pháp điều trị duy nhất có thể loại bỏ được chân sẹo ở dưới bề mặt da từ đó vết sẹo được làm đầy lên nhanh chóng, mang tới hiệu quả vượt trội hơn so với phương pháp laser và lăn kim chỉ tác động ở trên bề mặt da. Một số trường hợp, vết sẹo đầy lên rõ rệt chỉ sau lần điều trị đầu tiên.
Cắt đáy sẹo chỉ tác động tới vùng da có sẹo mà không làm ảnh hưởng tới những vùng da xung quanh. Thời gian điều trị phương pháp này sẽ ngắn và nhanh hơn so với những phương pháp điều trị sẹo thông thường.
Nhược điểm của phương pháp
Phương pháp điều trị này có đạt được hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào người thực hiện phẫu thuật. Cắt đáy sẹo là quá trình phẫu thuật, cần sử dụng công cụ để thực hiện điều trị. Do đó, đòi hỏi bác sĩ điều trị cần phải có kinh nghiệm, kỹ thuật, trình độ chuyên môn cao.
Đây là phương pháp điều trị có xâm lấn, sẽ để lại vết thâm đỏ ở trên bề mặt da. Tuy nhiên, những vết thâm đỏ này thừng biến mất trong khoảng 2-3 tuần sau điều trị nếu như người bệnh chăm sóc da đúng cách.
Đây là phương pháp điều trị xâm lấn do đó sẽ gây ra cảm giác đau nhức và chảy máu nhẹ trong quá trình điều trị.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện phương pháp cắt đáy sẹo
Cắt đáy sẹo là phương pháp điều trị xâm lấn có thể làm tổn thương tới da, vậy nên sau quá trình điều trị cần phải có các phương pháp chăm sóc da kĩ lưỡng. Thường xuyên theo dõi các triệu chứng bất thường trên da, nếu xuất hiện hiện tượng mẩn đỏ, ngứa ngáy thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tuân thủ một vài lưu ý sau:
- Làm sạch da mặt bằng nước muối sinh lí, nước ấm hoặc nước khoáng.
- Sử dụng các sản phẩm lành tính làm dịu da theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm xịt khoáng để cấp ẩm và làm dịu cho làn da.
- Tránh và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong vòng 2-3 ngày đầu sau điều trị. Nếu như phải bắt buộc ra nắng hãy che chắn đầy đủ và dùng kem chống nắng cho da nhạy cảm.
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, bổ sung những loại thực phẩm tốt cho da và hỗ trợ vết thương nhanh chóng hồi phục, liền sẹo.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Tổng kết
Bài viết trên đây, phòng khám da liễu Bloglamdep365.edu.vnđã chia sẻ những thông tin về phương pháp cắt đáy sẹo. Hi vọng với những thông tin phòng khám đã chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc điều trị sẹo. Chúc bạn sớm đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn và sớm lấy lại được làn da mịn màng, căng bóng.
Nếu bạn đang gặp những thắc mắc về da có thể liên hệ tới Bloglamdep365.edu.vnđể được đội ngũ phòng khám tư vấn, giải đáp các thắc mắc và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn