Mụn là vấn đề da liễu gây ra nhiều phiền muộn cho mọi người. Mặc dù nhu cầu lấy nhân mụn đang ngày càng tăng cao. Nhưng lấy nhân mụn như thế nào đúng cách và các bước nặn mụn chuẩn y khoa là gì vẫn còn là những vấn đề chưa được giải đáp. Chính vì thế bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích nhất giúp độc giả giải quyết thắc mắc trên.
Những loại mụn thường hay xuất hiện trên mặt
Trước khi tìm hiểu về các bước nặn mụn chuẩn y khoa thì việc tìm hiểu những loại mụn nào thường hay xuất hiện trên mặt vô cùng cần thiết. Mụn có khá nhiều loại và mỗi loại có những cách lấy nhân khác nhau. Một số loại mụn thường gặp như:
Mụn trứng cá không viêm: Loại mụn này bao gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng không có yếu tố viêm. Được hình thành từ sự tích tụ của tế bào da chết, dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông. Nếu đầu mụn được bịt kín thì hình thành nên mụn đầu trắng. Còn khi đầu mụn hở bị oxy hóa đen dần đầu nhân mụn gọi là mụn đầu đen.
Mụn trứng cá viêm: Dạng mụn này cũng được hình thành giống như mụn không viêm. Điểm khác biệt chính là có sự xâm nhập của các yếu tố gây viêm như vi khuẩn, bụi bẩn…Xuất hiện trên mặt theo từng mảng, nhiều nốt mụn tụ lại mọc liên tiếp rất khó xử lý. Nếu diễn biến xấu mụn có thể nổi toàn mặt gây viêm nhiễm nặn, có thể để lại sẹo xấu, thâm.
Mụn mủ, mụn bọc: Đây là dạng mụn được hình thành từ các loại mụn trứng cá viêm. Thông thường có kích thước khá lớn và gây sưng đau, nhức khó chịu. Có một cục mủ trắng hoặc vàng ở giữa.
U nang: Đây là tình trạng mụn khá nặng được hình thành từ các mụn trứng cá viêm. Loại này chứa nhiều nhân mụn và mủ hơn các loại mụn kia. Khiến người bị cảm thấy đau nhức thậm chí gây sốt nếu tình trạng diễn biến nặng. Nếu không được xử lý kịp thời loại mụn này sẽ gây ra thâm và sẹo xấu sau mụn.
Các bước nặn mụn chuẩn y khoa an toàn
Đã biết được loại mụn cần nặn, thời gian phù hợp thì các bước nặn mụn chuẩn y khoa dưới đây sẽ giúp các bạn lấy nhân mụn một cách an toàn, đạt hiệu quả.
Xác định loại mụn mà bạn cần nặn
- Mụn chỉ được xử lý khi đã khô cồi và không còn sưng đau hay còn nhiều mủ trong nhân mụn. Chú ý lấy nhân mụn vào thời gian buổi tối để da có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Với các tình trạng mụn nặng nghiêm trọng nên được thực hiện thăm khám bác sĩ để lấy nhân đảm bảo an toàn.
Vệ sinh da mặt
- Làm sạch da là bước tiếp theo hết sức quan trọng nhằm loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và dầu thừa trên mặt. Thực hiện tẩy trang phù hợp nhằm làm sạch lớp make up hoặc kem chống nắng nếu có trên da. Làm sạch sâu làn da với sữa rửa mặt dịu nhẹ nhằm lấy đi sạch các tạp chất còn tồn đọng trên da trước khi nặn mụn.
Làm giãn nở lỗ chân lông
- Làm giãn nở lỗ chân lông là bước cần thiết hỗ trợ cho quá trình lấy nhân mụn được tiến hành một cách dễ dàng hơn. Xông hơi da mặt hoặc dùng khăn ấm đắp lên mặt khoảng 2 – 3 phút sẽ giúp lỗ chân lông được thông thoáng, bụi bẩn và dầu thừa được làm sạch. Nhân mụn được đẩy lên dễ dàng nhìn thấy hơn.
Khử trùng tay và dụng cụ để nặn mụn
- Đây là bước làm mà khá nhiều bạn quên thực hiện tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập trong quá trình thực hiện lấy nhân mụn. Khi nặn mụn thì vấn đề vệ sinh phải luôn được được lên hàng đầu. Do đó bạn nên chú ý vệ sinh da tay cẩn thận bằng dung dịch rửa tay hoặc cồn sát khuẩn. Dụng cụ nặn mụn cũng cần được nên khử trùng kỹ lưỡng.
Khử khuẩn vùng da mụn
- Trước khi tiến hành nặn mụn bạn cần khử khuẩn vùng da mụn bằng cồn y tế là một bước vô cùng cần thiết. Thoa một lớp cồn pha loãng lên vùng da mụn sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn và bụi bẩn còn sót lại. Ngăn ngừa tối đa khả năng viêm nhiễm trong lúc lấy nhân mụn.
Tiến hành nặn mụn
- Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước làm trên thì quá trình nặn mụn sẽ được tiến hành. Nếu sử dụng cây nặn mụn thì bạn nên ấn nhẹ xung quanh mụn theo chiều ngược của lông mọc. Chú ý lấy sạch nhân mụn tránh hiện tượng sót nhân khiến mụn tái phát.
- Nếu dùng tay để nặn mụn thì nên dùng đầu hai ngón tay ấn nhẹ xung quanh nốt mụn. Dồn lực vào chân mụn và nặn một cách dứt khoát. Nếu mụn có chân sâu thì ấn tay nhẹ nhàng để nhân mụn lòi ra khỏi bề mặt da rồi nặn mụn dần cho đến khi thấy gốc mụn. Khi nhân mụn được nặn ra thì lấy bông tăm sạch gạt ra ngoài.
Vệ sinh lại vùng da sau khi nặn mụn
- Làm sạch da không chỉ quan trọng lúc trước khi nặn mụn mà sau khi nặn mụn bạn cũng cần chú ý cẩn thận làm sạch da. Khử khuẩn toàn bộ da mặt sau khi lấy nhân sẽ giúp da được kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả, đồng thời giảm sưng tấy.
Chăm sóc da sau khi nặn mụn
- Sau khi nặn mụn da thường sẽ bị sưng tấy do đó nếu thực hiện lấy nhân mụn tại các cơ sở điều trị bạn sẽ được đắp các loại mặt nạ giúp làm dịu da. Đồng thời để ngăn ngừa viêm da bạn sẽ được nằm đèn chiếu ánh sáng sinh học và thư giãn.
- Sau khi nặn mụn bạn sẽ được tư vấn thuốc bôi đặc trị ngăn ngừa sẹo, thâm. Cách chăm sóc da và vệ sinh như thế nào khi về nhà. Đây là những khác biệt mà nặn mụn tại nhà bạn sẽ không thể thực hiện được.
Có nên tự ý nặn mụn và có phải mụn nào cũng được nặn tại nhà?
Nặn mụn không chỉ giúp làm sạch da mà còn hỗ trợ quá trình điều trị mụn đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên không phải loại mụn nào cũng nặn được tại nhà và tự ý nặn mụn bừa bãi.
Một vài loại mụn có thể nặn tại nhà
Một số loại mụn bạn có thể xử lý tại nhà có thể kể đến như sau:
- Mụn đầu đen
- Mụn đầu trắng
- Mụn cám
- Mụn viêm ở cấp độ nhẹ
- Mụn đã khô nhân, chín và nổi lên trên da, không bị viêm hay sưng nhức.
Để mụn được lấy nhân các loại mụn này đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả bạn cần xác định được chính xác mụn đã già, cứng chưa. Luôn đảm bảo vệ sinh, khử trùng tay và dụng cụ nặn mụn đầy đủ. Sát khuẩn da cẩn thận và thực hiện nặn mụn trong môi trường sạch sẽ.
Những trường hợp mụn không được nặn ở nhà
Có một vài loại mụn bạn không được tự ý nặn tại nhà mà cần được thực hiện bởi người có chuyên môn, tại các cơ sở điều trị uy tín để đảm bảo không khiến tình trạng mụn diễn biến xấu hơn.
- Các loại mụn trứng cá viêm, mụn bọc, mụn mủ hoặc u nang
- Mụn có chuyển biến nặng, dù thấy cồi mụn nhưng vẫn thấy đau, sưng khó chịu
- Những dạng mụn viêm xuất hiện thành những mảng lớn. Mặc dù đã thấy nhân mụn trồi lên trên bề mặt da, khô cứng nhưng tốt hơn hết bạn cũng không nên tự ý nặn tại nhà. Nên đến các nơi điều trị đầy đủ vật tư và bác sĩ tư vấn nhằm lấy nhân mụn một cách hiệu quả nhất.
Mặc dù vẫn có một số loại mụn có thể nặn tại nhà tuy nhiên việc làm cũng không được thật sự khuyến khích. Vì dù mụn có ở trong tình trạng nhẹ thì thói quen nặn mụn tại nhà vẫn tồn tại nhiều rủi ro.
Trong đó khả năng nặn mụn chưa khô cồi, chưa chín là phổ biến nhất. Ngoài ra bạn cũng không thể nào xác định việc nhân mụn đã được lấy ra hoàn toàn hay chưa. Việc nặn sót nhân có thể khiến mụn tái phát. Đồng thời nhiều bạn cũng hay thờ ơ với các bước khử khuẩn trước và sau khi nặn mụn khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập. Mụn có nguy cơ phát triển nặng hơn.
Thời điểm nào nặn mụn tốt nhất?
Sau khi xác định được mụn nào cần được nên nặn thì thời điểm nặn mụn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Thời điểm nặn mụn tốt nhất là khoảng thời gian phù hợp giúp da được nghỉ ngơi sau khi lấy nhân và hồi phục.
Nếu thực hiện tại nhà thì bạn nên thực hiện vào buổi tối trước khi ngủ. Chú ý vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi nặn mụn. Kết hợp xông hơi trước khi lấy nhân để quá trình nặn mụn diễn ra dễ dàng hơn.
Nếu lựa chọn lấy nhân tại các cơ sở điều trị thì nếu có thể bạn nên lựa chọn vào khung giờ chiều sau 4 giờ để tránh nắng sau khi nặn mụn. Đồng thời bạn cũng nên lựa chọn lấy nhân trong khoảng thời gian bản thân có hai ngày nghỉ liên tiếp để có được thời gian nghỉ ngơi sau nặn mụn cho da. Hạn chế phải ra đường sau khi nặn mụn.
Những lưu ý để nặn mụn đúng cách
Bên cạnh các bước nặn mụn đạt chuẩn y khoa được đề cập ở trên thì để nặn mụn đạt được kết quả hữu hiệu bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau.
- Đảm bảo nhân mụn phải được lấy nhân một cách hoàn toàn
- Đảm bảo vệ sinh tuyệt đối trước trong và sau khi nặn mụn
- Tuyệt đối không đưa tay sờ lên vết mụn vừa mới nặn
- Để thời gian nghỉ ngơi trước khi bôi các thuốc đặc trị ít nhất 10 tiếng
- Không sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch da trong 24 giờ đầu. Ưu tiên làm sạch da dịu nhẹ với nước muối sinh lý và nước sạch.
Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn
Sau khi thực hiện nặn mụn đúng cách chuẩn y khoa thì đã phần nào ngăn ngừa rủi ro gây viêm nhiễm và để lại sẹo thâm xấu. Tuy nhiên để kết quả đạt được tốt nhất thì việc chăm sóc da đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Sau đây là một vài cách chăm sóc da mà bạn có thể tham khảo qua.
- Luôn giữ làn da được sạch sẽ
- Nếu nặn mụn vào buổi sáng hoặc chiều nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý
- Luôn chống nắng và che chắn đầy đủ cho da trước khi ra ngoài để bảo vệ da
- Bổ sung serum, kem dưỡng hoặc kem đặc trị cho da vào những ngày sau để da nhanh chóng phục hồi.
- Chỉ nên đắp các loại mặt nạ khi các vết nặn mụn trên da đã được khô hẳn
- Không chạm tay lên mặt
- Hạn chế không trang điểm và tẩy tế bào da chết ít nhất 5 ngày kể từ khi nặn mụn
- Tiếp tục quá trình chăm sóc da hàng ngày như bình thường sau một ngày sau khi nặn mụn.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước và lối sống lành mạnh.
- Sử dụng các loại mặt nạ giúp giảm thâm như mật ong, nghệ, nha đam, trà xanh,…
Kết luận
Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn đọc nắm rõ được các bước nặn mụn chuẩn y khoa. Cũng như tích lũy thêm được nhiều kiến thức hữu ích xoay quanh vấn đề lấy nhân mụn. Việc nặn mụn có thể thực hiện tại nhà nhưng không được khuyến khích, đặc biệt là đối với tình trạng mụn viêm nặng. Để đảm bảo an toàn không có rủi ro bạn nên thực hiện thăm khám bác sĩ và lấy nhân mụn an toàn tại các cơ sở điều trị uy tín chất lượng.
Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn