Khi nào thì bôi thuốc chống sẹo vào vết thương để nhanh lành?

Sẹo là một hiện tượng tự nhiên để lại khi cơ thể xuất hiện vết thương. Tuy không tác động gì đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ của người có sẹo. Do đó cùng với sự tăng nhanh của nhu cầu điều trị sẹo của mọi người thì các phương pháp điều trị cũng được ra đời ngày càng nhiều. Mỗi phương pháp điều trị thích hợp với từng loại sẹo và tình trạng khác nhau. Trong đó sử dụng thuốc bôi được khá nhiều người quan tâm. Vậy khi nào thì bôi thuốc chống sẹo vào vết thương là tốt nhất, hãy tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp vấn đề này nhé.

Vết thương nào có thể gây ra sẹo?

Sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình chữa lành vết thương cơ thể. Khi một vết thương nào đó lành sẽ để lại sẹo hình thành theo thời gian và hầu như sẽ biến mất nếu kích thước của  chúng nhỏ. 

Tuy nhiên đối với các vết sẹo lớn hoặc tùy thuộc vào nguyên nhân hình thành sẹo và vị trí sẹo mà chúng sẽ tồn tại mãi với thời gian, thậm chí phát triển thành các sẹo xấu, lộ rõ hơn. Sẹo được hình thành từ các vết thương do phẫu thuật, tai nạn chấn thương, bỏng hoặc mụn gây ra.

Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp với từng loại sẹo

Bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau mà sẹo được hình thành các loại khác nhau. Do đó việc điều trị đối với từng loại sẹo cũng sẽ có sự khác biệt rõ ràng. Cơ địa cấp độ và tình trạng sẹo cũng góp phần quyết định kết quả điều trị cuối cùng do đó bạn cần cân nhắc cẩn thận lựa chọn phương án điều trị thích hợp với mình.

Khi nào thì bôi thuốc chống sẹo vào vết thương để nhanh lành?

Lựa chọn và tìm hiểu các phương pháp trị sẹo phù hợp

Một số phương pháp điều trị với từng loại sẹo phổ biến có thể kể đến như:

  • Sẹo lõm: Với mục đích nhằm kích thích tế bào mới và collagen nhằm lấp đầy các vết sẹo bị lõm thì phương pháp điều trị được nhiều bác sĩ sử dụng cho loại sẹo như thuốc bôi, laser, …
  • Sẹo lồi: Ngược với sẹo lồi thì cơ chế ức chế sự sản sinh quá dư thừa collagen dưới vết thương. Phương pháp điều trị với dạng sẹo này thường là chấm nitơ lỏng, tiêm corticoid…
  • Sẹo thâm: Tác động với cơ chế chính là phá hủy và ngăn chặn sự tăng sinh của sắc tố melanin dưới da.

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị kỹ thuật cao thì ngăn ngừa sẹo hình thành và trị sẹo bằng thuốc bôi cũng được khá nhiều người lựa chọn. Hiệu quả điều trị sẽ được nâng cao khi phối hợp với phương pháp điều khác. Tuy nhiên tất cả quá trình sử dụng điều trị đều phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ có chuyên môn.

Vì sao nên bôi thuốc chống sẹo đúng thời điểm?

Để đạt kết quả điều trị hữu hiệu bạn cần bôi thuốc đúng thời gian vàng. Tại sao mọi người hay bảo nhau như vậy. Sở dĩ là vì nếu để sẹo hình thành vững chắc trên da thì chắc chắn việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều đối với sẹo mới hình thành.

Việc xảy ra các vết thương trên da là không thể nào tránh khỏi trong cuộc sống. Dù là vết thương nhỏ hay lớn thì đều sẽ trải qua giai đoạn sưng viêm trên da. Giai đoạn này các bạch cầu trong cơ thể với vai trò ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong cơ thể, chúng sẽ di chuyển tập trung cùng với tế bào thực bào tại miệng vết thương. Từ đó ta thấy hiện tượng sưng đỏ tại vị trí vết thương.

Sau đó cơ thể sẽ sản sinh ra các tế bào mô mới nhằm chữa lành vết thương. Lúc này một lớp vảy màu đỏ sẫm sẽ xuất hiện nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và tạo điều kiện an toàn cho các lớp da non bên dưới hình thành. Tế bào da mới cứ tiếp tục tái tạo cho đến khi lớp vảy bong ra và đây là thời điểm sẹo hình thành cũng chính là thời gian vàng để sử dụng thuốc bôi nhằm ngăn ngừa sự hình thành nên sẹo, giúp da được trở về trạng thái ban đầu tốt nhất.

Khi nào thì bôi thuốc chống sẹo vào vết thương là tốt nhất?

Thời điểm thích hợp nhất để bôi thuốc chống sẹo là khi vết thương vừa được khô, đóng vảy và da non bắt đầu hình thành. Giai đoạn này là thời điểm vàng để ngăn ngừa sẹo bởi vì đáy sẹo chưa bị xơ hóa, cấu trúc của sẹo cũng chưa vững chắc. Khả năng thẩm thấu các dưỡng chất có trong thuốc được hấp thụ cao nhất. 

Cần chú ý không bôi kem chống sẹo khi vết thương còn đang hở, dịch còn chảy chưa khô, sưng mủ. Nếu tiến hành bôi kem trong giai đoạn rất có thể ảnh hưởng đến vết thương, khiến chúng lâu lành, thậm chí gây nhiễm trùng, lở loét, kích ứng da. Những trường hợp sẹo bạn có thể sử dụng kem bôi chống sẹo ngay khi lành thương như:

  • Các vết thương sau khi phẫu thuật, sinh mổ, thẩm mỹ làm đẹp.
  • Vết thương do các vết cắt sâu, tại nan
  • Do bỏng bô, bỏng nước sôi gây ra
  • Các vết thương da các bệnh lý về da như thủy đậu, trái ra, mụn.
  • Do côn trùng cắn và xây xước gây nên.

Nên sử dụng các sản phẩm bôi dạng gel thay cho các sản phẩm chứa mỡ nhờn. Và nên sử dụng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Cách điều trị sẹo rỗ hiệu quả nhất hiện nay 

Những điều nên làm để ngừa sẹo

Để ngăn ngừa sẹo tốt nhất bạn nên thực hiện nghiêm túc các việc sau:

  • Bôi thuốc đúng thời điểm
  • Chăm da và vệ sinh da đúng cách bằng nước muối sinh lý hoặc nước sát khuẩn
  • Nếu vết thương quá sâu, diện tích rộng nên đến bệnh viện để tránh nhiễm trùng
  • Với sẹo đã hình thành có thể thực hiện massage để lưu thông máu nhằm các vết sẹo nhanh mờ hơn
  • Chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học
  • Lựa chọn kem trị sẹo phù hợp với bản thân

Những điều không nên làm để ngăn ngừa sẹo

Để không khiến sẹo hình thành hay nghiêm trọng hơn bạn nên tránh các việc làm sau:

  • Không nên bôi kem khi vết thương chưa liền.
  • Không để quá trễ mới bôi kem, khi sẹo đã hình thành vững chắc thì tác dụng của kem bôi bị giảm sút, không hiệu quả.
  • Không nên bóc lớp vảy khiến vết thương khó lành, dễ gây ra sẹo.
  • Tránh ăn những thực phẩm dễ gây ra sẹo
  • Không được sử dụng quá nhiều loại kem trị sẹo cùng lúc gây khó hấp thụ, thậm chí tác dụng phụ.
  • Không nên để tiếp xúc với ánh nắng  mặt trời gây thâm sẹo.

Những lưu ý cần nhớ khi bôi thuốc chống sẹo

Để có thể đạt kết quả ngăn ngừa sẹo đạt hiệu quả tối đa nhất thì bên cạnh những vấn đề được nêu trên thì bạn cần quan tâm đến cách chăm da và chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Chăm da đúng cách

Việc chăm da cẩn thận ngay khi còn ở giai đoạn vết thương chưa hình thành nên sẹo cũng đóng vai trò khá lớn đến sự hình thành nên sẹo. Trong giai đoạn vết thương đang chữa lành không nên chạm tay lên vết thương cũng như rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sát khuẩn.

Khi nào thì bôi thuốc chống sẹo vào vết thương để nhanh lành?

Chăm da đúng cách

Khi ra đường nên sử dụng băng cá nhân che vết thương để tránh ánh nắng tác động đến da và vi khuẩn có thể xâm nhập khiến da viêm nhiễm lâu lành. Lựa chọn thuốc thoa phù hợp với tình trạng bản thân và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ. Tất cả sản phẩm sử dụng nên được tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Chế độ ăn uống thích hợp

Để quá trình lành thương diễn ra hiệu quả suôn sẻ và không gây ra ngứa, sẹo lồi bạn nên hạn chế các thức ăn được chế biến từ hải sản, thịt bò, thịt gà, nếp, rau muống… Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm chứa cồn, chất kích thích.Tích cực bổ sung dưỡng chất từ các rau quả, trái cây để giúp tăng sức đề kháng da và vết thương nhanh lành hơn.

Khi nào thì bôi thuốc chống sẹo vào vết thương để nhanh lành?

Chế độ ăn uống thích hợp

Nên bôi kem trị sẹo trong thời gian bao lâu

Việc sử dụng kem bôi điều trị muốn đạt hiệu quả tốt đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn trong một khoảng thời gian. Sau đây là khoảng thời gian được khuyến nghị từ các bác sĩ chuyên gia:

  • Đối với những vết sẹo mới, chưa hình thành vững chắc thì thời gian bôi đạt kết quả có thể kéo dài trong 2 tháng đều đặn bôi hàng ngày 3 lần.
  • Với các vết sẹo lâu năm, chân sẹo sâu, xơ hóa phức tạp thì thời gian bôi kem có thể kéo dài lên đến 3 – 6 tháng mới có kết quả cải thiện.

Tuy nhiên thời gian này không cố định bởi mỗi người với cơ địa, mức độ đọ sẹo, thời gian sẹo khác nhau sẽ có thời gian điều trị sẹo bằng bôi thuốc khác nhau. Việc sử dụng thuốc bôi trị sẹo nhìn chung vẫn tốn khá nhiều thời gian và chỉ đáp ứng điều trị tốt với các vết sẹo nhỏ mới hình thành. Do đó nếu sẹo quá lâu phức tạp bạn nên tham khảo các liệu pháp điều trị hiện đại khác để đạt kết quả.

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên hữu ích và giúp bạn giải đáp được vấn đề khi nào nên bôi kem chống sẹo tốt nhất đạt kết quả. Nên lưu ý các vấn đề chăm sóc cẩn thận để có kết quả cải thiện và ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Đặc biệt cẩn trọng trong việc lựa chọn thuốc bôi thích hợp với da, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất.

Nội dung tham khảo thêm:

  • Nguyên nhân gây sẹo rỗ là gì?
  • Dấu hiệu nhận biết các loại sẹo rỗ

Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *