Không nặn mụn có tự hết hay không? Có nên chờ mụn tự hết?

Nặn mụn là phương pháp loại bỏ nhân mụn trên da không còn xa lạ đối với mọi người nữa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề không nặn mụn có tự hết hay không? Trong bài viết dưới đây, Bloglamdep365.edu.vnsẽ tổng hợp và mang đến cho bạn những thông tin xoay quanh vấn đề này. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu về các loại mụn nên nặn và không nên nặn

Trước khi tìm hiểu về việc không nặn mụn có tự hết hay không chúng ta sẽ tìm hiểu qua về các loại mụn thường nổi trên da trước. Trong bài viết này, để tiện cho việc tìm hiểu, chúng ta sẽ phân loại thành hai nhóm mụn nên nặn và mụn không nên nặn.

Không nặn mụn có tự hết hay không? Có nên chờ mụn tự hết?

Các loại mụn nên nặn và không nên nặn

Các loại mụn nên nặn

Đối với những nốt mụn nên nặn, chúng thường có các đặc điểm sau:

  • Kích thước nốt mụn nhỏ, không bị sưng hay viêm nặng.
  • Mụn đã chín, đã có cồi nổi lên trên bề mặt da.
  • Mụn không còn sưng mủ và dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
  • Các nốt mụn mọc riêng lẻ chứ không dính lại với nhau thành những vùng lớn, có kích thước nhỏ và cồi mụn khô, đen trồi lên bề mặt da

Các loại mụn không nên nặn

Có một số loại mụn tuyệt đối không nên nặn để tránh gặp những tình huống nguy hiểm cho da và sức khỏe như:

  • Mụn lông mọc ngược: Những nốt mụn này sẽ khiến cho tình trạng mụn bị ngứa rát và gây viêm. Việc nặn những vết mụn này rất dễ khiến cho làn da của bạn bị kích ứng và nổi mụn đỏ.
  • Mụn trứng cá: Những nốt mụn này thường sưng tấy, đau nhẹ. Mụn trứng cá thường nằm sâu dưới da nếu bạn tự ý nặn loại mụn này rất dễ khiến cho da sưng tấy, nổi đỏ hơn.
  • Mụn ẩn: Một trong những loại mụn mà bạn tuyệt đối không nên nặn đó chính là mụn ẩn. Mụn ẩn thường nằm sâu dưới da do đó việc cố gắng lấy mụn ra rất dễ khiến cho vùng da của bạn bị tổn thương, đau nhức và viêm nhiễm nặng.
  • Mụn nước: Mụn nước chứa hàm lượng virus cực kỳ cao rất dễ gây nên ngứa rát và lan ra các khu vực da khác. Nếu bạn tự ý nặn mụn sẽ khiến khiến mụn dễ lây lan ra các vùng da xung quanh.

Không nặn mụn có tự hết hay không?

Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn. Thực chất, tùy vào cơ địa của mỗi người mà sẽ quyết định việc mụn có tự hết hay không. Nếu như chỉ xuất hiện các nốt mụn nhỏ, chưa hình thành nhân thì đói với những làn da khỏe, chỉ cần thoa kem là sẽ tan biến.

Không nặn mụn có tự hết hay không? Có nên chờ mụn tự hết?

Tình trạng da bị mụn khiến nhiều chị em lo lắng

Tuy nhiên, đã cứng đã thành nhân, thành cùi thì không có cách nào có thể tự hết cả mà phải lấy nhân mụn đúng cách. Cấu trúc mụn rất chắc, chân mụn sâu, dài, to, ăn luồn từ lỗ chân lông này tới lỗ chân lông ký. Nên nhất định phải lấy nhân mụn ra mới có thể làm mụn xẹp được, không có loại thuốc thoa, bôi, uống nào có thể làm cho mụn biến mất, nên việc nặn mụn là rất cần thiết.

Mách bạn cách nặn mụn đúng cách ngay tại nhà

Sau khi xác định được loại mụn có thể nặn, bạn cần có một quy trình nặn mụn đúng cách để da không bị tổn thương. bạn có thể tham khảo các bước dưới đây.

  • ‏Bước 1: Rửa sạch tay‏

‏Rửa tay thật sạch bằng xà phòng để không lây nhiễm chéo mụn với vi khuẩn trên tay. Sau khi rửa, lau khô tay bằng khăn sạch. ‏

  • ‏Bước 2: Tẩy trang và rửa mặt ‏

‏Bước làm sạch da có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình nặn nhân mụn. Sử dụng bông tẩy trang để loại bỏ lớp trang điểm, kem chống nắng cũng như bụi bẩn, bã nhờn trên da. Tiếp theo rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt để làm sạch da một lần nữa. ‏

  • ‏Bước 3: Tẩy tế bào chết‏

‏Việc tẩy tế bào chết sẽ giúp lấy đi lớp sừng trên da cũng như những chất bẩn cứng đầu còn sót lại trong lỗ chân lông. Tuy nhiên, tẩy da chết quá nhiều và thường xuyên có thể làm mỏng da, gây tổn thương cho da. Vì vậy, đối với làn da mụn tốt nhất bạn nên thực hiện tẩy da chết 1-2 lần mỗi tuần để làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp da tươi sáng, mịn màng tự nhiên.

  • Bước 4: Thực hiện xông hơi da mặt‏

‏Xông hơi da mặt sẽ giúp làm mềm da và làm giãn nở lỗ chân lông giúp cho việc lấy nhân mụn được dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc xông hơi cũng giúp cho những bụi bẩn hay sợi bã nhờn sâu trong lỗ chân lông của da mà khi rửa mặt không loại bỏ được hết cũng dần thoát ra ngoài.‏

  • ‏Bước 5: Tiến hành lấy nhân mụn‏

‏Dùng cây nặn mụn hoặc hai cây tăm bông ấn nhẹ vào hai bên mụn để lấy nhân mụn. Lưu ý cần sát trùng cây nặn mụn trước khi thực hiện nặn mụn.‏

  • ‏Bước 6: Đắp mặt nạ dưỡng da‏

‏Sau khi lấy nhân mụn xong bạn có thể đắp mặt nạ trà xanh… để làm dịu da và giảm sưng đỏ giúp da phục hồi nhanh hơn.

Chăm sóc da tại nhà như thế nào để giảm mụn

Chăm sóc da mụn tại nhà cũng tương tự với chăm sóc da thường, tuy nhiên, bạn cần chú ý kỹ hơn ở bước làm sạch và tăng thêm bước dùng sản phẩm trị mụn. Cụ thể bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Làm sạch da (tẩy trang, rửa mặt)

Vệ sinh da mặt nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt cho da mụn. Có thành phần trị mụn (Salicylic acid, sulfur, benzoyl peroxide, AHAs…) và rửa 2 lần/ngày, giúp làm sạch nhờn, lỗ chân lông thông thoáng và thúc đẩy sự tái tạo da mới.

Tẩy trang cuối ngày là một trong những bước quan trọng trong các bước dưỡng da ban đêm. Giúp loại bỏ những nguyên nhân gây mụn, da sạch và thông thoáng. Sau đó rửa với sữa rửa mặt như bình thường.

Bạn nên lưu ý chọn sữa rửa mặt có pH được khuyến nghị là từ 5 đến 5,5.

  • Thoa kem đặc trị mụn viêm(serum, thuốc bôi trị mụn…)

Lựa chọn và sử dụng kem đặc trị mụn viêm phù hợp với tình trạng và mức độ mụn của bạn. Ưu tiên sản phẩm kết cấu dạng lỏng nhẹ như như gel, kem hay serum trị mụn có thành phần phù hợp với tình trạng mụn và mức độ viêm… được Bác sĩ da liễu khuyến cáo, giúp kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu cồi mụn và giảm sưng hiệu quả.

  • Dưỡng ẩm (mặt nạ, dược mỹ phẩm, kem dưỡng…)

Dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày, ưu tiên dạng serum trị thâm, gel hoặc lotion dịu nhẹ. Điều này giúp bảo vệ da trước tác nhân gây hại từ môi trường, cân bằng lượng dầu và làm dịu da, cải thiện mụn viêm và khiến da khỏe mạnh hơn.

  • Chống nắng

Người bị mụn viêm cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu 30 và PA++ để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, cải thiện kết cấu da, giảm sự xuất hiện của các hắc sắc tố, kích thích quá trình tự sửa chữa và phục hồi của tế bào.

Nếu sở hữu làn da mụn viêm và nhờn đến rất nhờn, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm vừa có đặc tính dưỡng ẩm và chống nắng kết hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý kỹ thành phần không chứa các chất gây bít tắc hoặc hình thành nhân mụn. Ngoài ra, nên kết hợp các biện pháp chống nắng kèm theo như che chắn kĩ, đội mũ rộng vành, đeo kính râm…để bảo vệ da mụn viêm tốt hơn.

Nên nặn mụn ở nhà hay spa?

Không nặn mụn có tự hết hay không? Có nên chờ mụn tự hết?

Nặn mụn đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng da

Tùy vào tình trạng mụn mà bạn nên có quyết định phù hợp. Tuy nhiên theo các chuyên gia da liễu thì họ khuyến khích bạn nên nặn mụn tại các spa/ thẩm mỹ viện vì nếu bạn nặn mụn không đúng cách sẽ dễ gây kích ứng, viêm nhiễm và dễ lại thâm sẹo trên da.

Tại spa sẽ có các chuyên viên có tay nghề cao tư vấn với công nghệ, dụng cụ nặn mụn hiện đại sẽ lấy mụn hiệu quả và an toàn cho da của bạn.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Bloglamdep365.edu.vnmuốn gửi đến bạn để giải đáp cho thắc mắc không nặn mụn có tự hết hay không? Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn có được câu trả lời thỏa đáng. Từ đó, giúp bạn có một quy trình chăm sóc da đúng cách để tránh xa những nốt mụn. Chúc cho bạn luôn có một làn da khỏe đẹp!

Nội dung tham khảo thêm:

  • Lấy nhân mụn chuẩn y khoa là gì? Có trị mụn hiệu quả không
  • Lấy nhân mụn có hết mụn không?

Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *