Góc giải đáp: Có nên bôi thuốc mỡ sau khi nặn mụn hay không?

Mụn là một tình trạng da liễu gây ra nhiều phiền toái cho mọi người. Nặn mụn là phương thức được các chuyên gia nhận định hỗ trợ quá trình điều trị mụn đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên để kết quả được tối ưu nhất việc chăm sóc da như thế nào, dùng gì, bôi gì sau khi nặn đóng vai trò quan trọng vô cùng. Trong đó việc có nên bôi thuốc mỡ sau khi nặn mụn không là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn đọc tìm ra giải đáp chi tiết nhất.

Thuốc mỡ là gì?

Thuốc mỡ là một chế phẩm thuốc có thể chất mềm, có thể chứa một hoặc nhiều dược phẩm, được dùng để bôi ngoài da hoặc niêm mạc nhằm bảo vệ da. Đây là dạng thuốc có tác dụng tại chỗ hoặc hấp thụ tác dụng toàn thân.

Góc giải đáp: Có nên bôi thuốc mỡ sau khi nặn mụn hay không?

Thuốc mỡ là gì

Thuốc mỡ được chia thành hai loại. Thuốc mỡ tồn tại thuộc hệ phân tán đồng thể có dạng dung dịch (thuốc mỡ một pha). Còn với hệ phân tán dị thể thì thuốc mỡ tồn tại dưới dạng nhũ tương, hỗn dịch, hỗn nhũ tương.

Chỉ định của thuốc mỡ bôi ngoài da

Hiện nay trên thị trường các hoạt chất kháng sinh được bào chế và đưa vào lâm sàng điều trị hàng trăm loại khác nhau. Tuy nhiên  hoạt chất kháng sinh có thể dùng được bôi ngoài da và được bào chế thành thuốc mỡ kháng sinh lại vô cùng ít. Trong đó

Thuốc mỡ kháng khuẩn chứa hoạt chất Clindamycin và Erythromycin là 2 loại thuốc mỡ thường được dùng nhiều trong điều trị mụn trứng cá và các viêm nang lông.

Các loại thuốc mỡ khác chứa các hoạt chất kháng sinh như mupirocin, bacitracin, polymyxin và neomycin là những loại thuốc mỡ được ứng dụng trong điều trị nhiễm trùng da như chốc… Đặc biệt trong đó, hoạt chất Bacitracin là kháng sinh có công dụng chữa các vấn đề về nhiễm khuẩn, diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn. Hoạt chất này hoạt động làm tổn hại màng bào tương của vi khuẩn dựa trên cơ chế ức chế vi khuẩn tổng hợp vỏ tế bào. Vì có độc tính cao với thận nên hiện nay thuốc được dùng để bôi ngoài da thay vì tiêm như trước đây.

Bên cạnh đó, thuốc mỡ còn có tác dụng khá tốt trong việc ngăn ngừa dự phòng nhiễm trùng ở các vết thương hở ngoài da, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến mắt như: viêm kết mạc cấp tính và mãn tính, nổi chắp, viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm túi lệ…

Có nên bôi thuốc mỡ sau khi nặn mụn không?

Bôi thuốc mỡ sau khi nặn mụn là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bản chất của việc nặn mụn là nhằm hỗ trợ quá trình điều trị mụn diễn ra thuận lợi và nhanh chóng đạt kết quả. Sau khi nặn mụn da luôn tồn tại những vết thương hở trên da. Do đó việc chăm sóc các vết thương này đóng vai trò hết sức quan trọng.

Góc giải đáp: Có nên bôi thuốc mỡ sau khi nặn mụn hay không?

Có nên bôi thuốc mỡ sau khi nặn mụn không

Các sản phẩm thuốc mỡ kháng sinh không kê đơn là lựa chọn tốt giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên da. Bạn có thể thực hiện chấm thuốc mỡ lên các nốt mụn vừa mới được nặn nhằm bảo vệ vết thương tránh nhiễm khuẩn. Đồng thời chúng còn giúp đẩy nhanh quá trình lành thương và giúp giữ ẩm cho các vết thương không bị khô, nứt nẻ.

Tuy nhiên thuốc mỡ có tính chất đặc có thể gây bí da, tắc lỗ chân lông có thể hình thành nên mụn mới. Do đó bạn nên chú ý nên chỉ thoa thuốc mỡ lên các nốt mụn. Tránh bôi lan sang các vùng da khác.

Một vài lưu ý khi dùng thuốc mỡ bôi ngoài da

Để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da bạn nên cân nhắc sử dụng phù hợp với bệnh lý, mức độ và giai đoạn bệnh, vùng da bị bệnh và cả độ tuổi  và giới tính. Đặc biệt không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc mỡ bôi ngoài da không chỉ có tác dụng ngoài da mà có thể ngấm vào da đi vào máu và gây ra tác dụng toàn thân.  Do đó bạn cần nên cẩn trọng việc sử dụng thuốc, đặc biệt là khi bôi trên da với diện tích rộng hay dùng cho trẻ em. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những nguy cơ có thể mắc phải.

Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng thuốc mỡ bôi lên da đang tổn thương hở trong giai đoạn cấp tính hoặc bị chảy nước. Thay vào đó thuốc mỡ kháng sinh thông thường chỉ được dùng trong giai đoạn mãn tính. Cần cẩn thận khi bôi lên vết thương hở bởi các hoạt chất kháng sinh có trong thuốc có thể được hấp thụ qua các vết thương và gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Chăm da sau khi nặn mụn

Để các vết thương hở sau khi nặn mụn được nhanh chóng hồi phục bên cạnh việc bôi thuốc mỡ kháng khuẩn, ngừa viêm cho da thì chăm sóc da đóng vai trò cấp thiết quan trọng bạn nên lưu tâm.

Không tiếp tục nặn mụn

Sau khi vừa lấy nhân mụn xong thì da đang có những tổn thương nhẹ cần thời gian hồi phục, nghỉ ngơi. Do đó bạn cần ngưng việc bóp hay nặn mụn nữa để tránh gây kích ứng và tổn thương đến da.

Đồng thời bạn cũng nên từ bỏ thói quen bóp, tự ý nặn mụn trên da kể cả các loại mụn không viêm đầu đen, đầu trắng. Thói quen xấu này có thể khiến vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông khiến da dễ lên mụn. Ngoài ra cũng không nên gỡ lớp vảy trên vết thương da sau nặn mụn để tránh cho quá trình lành thương bị gián đoạn, lâu hồi phục.

Làm sạch da nhẹ nhàng

Một trong những bước quan trọng trong chăm sóc da sau khi nặn mụn đó chính là làm sạch da. Trong ngày đầu tiên sau khi nặn mụn bạn chỉ nên rửa mặt với nước muối sinh lý để làm sạch da nhẹ. Hạn chế việc sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh bởi da sau khi lấy nhân mụn khá yếu. Ưu tiên các sản phẩm từ thiên nhiên, lành tính, không gây kích ứng.

Có thể chườm đá nếu bị sưng

Góc giải đáp: Có nên bôi thuốc mỡ sau khi nặn mụn hay không?

Có thể chườm đá nếu bị sưng

Sau khi nặn mụn da có thể bị sưng đỏ kích ứng nhẹ. Do đó để làm dịu da, giảm cảm giác khó chịu bạn có thể thực hiện chườm đá lạnh. Nên dùng viên đá hoặc túi chườm lạnh bọc trong khăn vải mềm hoặc khăn giấy sau đó đắp lên vùng da bị sưng tấy trong ít phút mỗi lần và vài lần trong ngày.

Không cố bóc vảy mụn

Sau khi lấy nhân mụn, các tổn thương hở hình thành từ đó theo cơ chế tự nhiên làm lành của cơ thể vảy mụn sẽ xuất hiện trên da sau khi nặn. Nhiều bạn sẽ có ý muốn gỡ đi lớp vảy này. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các bác sĩ da liễu thì cần giữ lớp vảy để quá trình làm lành da được tốt hơn.

Nếu lớp vảy bị gỡ ra thì quá trình làm lành thương có thể phải bắt đầu lại từ đầu. Hãy cố gắng không để tay chạm vào mặt. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc mỡ bôi bao phủ lên chúng để kiềm chế ý định gỡ lớp vảy này.

Chống nắng bảo vệ da

Để da sau khi nặn mụn được nhanh chóng hồi phục bạn nên chú ý bảo vệ da trước các tác động từ tia UV của ánh mặt trời và các tác động từ môi trường bên ngoài. Thực hiện chống nắng đầy đủ cho da với kem chống nắng có quang phổ rộng, chỉ số chống nắng SPF trên 30+. Hạn chế ra đường vào khung giờ nắng gắt nên che chắn kĩ lưỡng để tránh tác động từ môi trường bên ngoài.

Góc giải đáp: Có nên bôi thuốc mỡ sau khi nặn mụn hay không?

Chống nắng bảo vệ da

Kết luận

Hy vọng với những thông tin trên các bạn độc giả đã có giải đáp chính xác cho vấn đề bôi thuốc mỡ sau khi nặn mụn có được hay không. Đồng thời có thêm được những thông tin hữu ích về thuốc mỡ cũng như tích lũy thêm kiến thức chăm sóc da sau khi nặn mụn tốt nhất.

Nội dung tham khảo thêm:

  • Bôi gì sau khi nặn mụn? Tổng hợp sản phẩm được bác sĩ kê sau nặn mụn
  • Có nên bôi betadine sau khi nặn mụn?

Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *