Sẹo lõm là một tình trạng rất phổ biến do bề mặt da bị tổn thương lâu dài nếu không được chăm sóc cẩn thận. Vậy cách làm đầy sẹo lõm hiệu quả là những cách nào? Hãy để Bloglamdep365.edu.vnmách bạn những phương pháp làm đầy sẹo lõm này nhé.
Sẹo lõm là gì?
Sẹo lõm (sẹo rỗ) là kết quả của quá trình tự lành của da sau chấn thương, khiến da bị lõm xuống và có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Lý do vì các lớp collagen (thành phần giúp hình thành xương, da, cơ, gân trong cơ thể) và Elastin (một loại protein tham gia cấu trúc các sợi đàn hồi trong cấu trúc của da) bị tổn thương và không thể tái tạo hoàn toàn khiến da không thể trở lại trạng thái ban đầu.
Sẹo lõm mới hình thành
Sẹo lõm mới hình thành là những vết lõm có kích thước khác nhau trên da. Khi da bị tổn thương sâu, mô da sẽ nhanh chóng bổ sung collagen để bù đắp cho những vùng da bị thiếu.
Tuy nhiên, khi bộ máy sản xuất collagen bị mất cân bằng thì quá trình này cũng có sự chênh lệch khiến vết lõm không thể trở lại trạng thái mịn, phẳng như những vùng da xung quanh. Đây là cơ chế khiến vết lõm hình thành và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da.
Sẹo lõm lâu năm
Theo Bác sĩ Da liễu, sẹo rỗ lâu năm là sẹo có thời gian tồn tại trên 1 năm. Lúc này, đáy sẹo cứng lại và chuyển sang màu trắng xám. Mô biểu bì bị sẹo không thể tự tổng hợp collagen và Elastin và trở nên dày hơn.
Lúc này, sự can thiệp từ các biện pháp tự nhiên hoặc điều trị bằng thuốc đều không hiệu quả và cần có những biện pháp công nghệ cao để giải quyết.
Các loại sẹo lõm thường gặp
Sẹo được hình thành do quá trình tự lành từ vết thương tự nhiên của cơ thể. Có 2 cách cơ bản để phân loại sẹo, tùy thuộc vào tình trạng thiếu collagen (sẹo lõm) hay tăng sinh collagen (sẹo phì đại và sẹo lồi). Sẹo lõm được hình thành do quá trình viêm nhiễm dẫn đến sự thoái hóa của các sợi collagen dưới da và mô mỡ.
Sẹo lõm có thể chia thành 3 loại:
- Sẹo rỗ chân vuông (Boxcar scar): là những vết sẹo có đáy hình vuông, sẹo nông và phẳng có đường kính từ 2 đến 4 mm và độ sâu khoảng 1,5 mm. Hình dạng của sẹo lõm chân vuông cũng tương tự như sẹo thủy đậu, thường xuất hiện ở vùng má, thái dương và có hình tròn hoặc bầu dục.
- Sẹo rỗ đáy nhọn (Ice pick scar): Chúng có cấu trúc kim tự tháp ngược với các cạnh sắc, hẹp kéo dài đến lớp hạ bì. Chân sẹo rất sâu nên thường bị nhầm lẫn với lỗ chân lông to. Những vết sẹo này thường xuất hiện do tình trạng viêm nặng, thường xuất hiện ở vùng má.
- Sẹo rỗ hình lượn sóng (Rolling scar): Những vết sẹo này thường xuất hiện ở những vùng da dày hơn như má dưới hoặc quai hàm và thường có hình dạng phẳng, rộng ở miệng và sâu ở chân. Người càng lớn tuổi thì vết sẹo càng lộ rõ.
Nguyên nhân gây sẹo lõm
- Mụn: Nặn mụn không đúng cách có thể dẫn đến hình thành sẹo rỗ/ lõm nhiều hơn. Ngoài ra, việc không vệ sinh tay sạch sẽ hoặc dùng dụng cụ nặn mụn không vô trùng cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Điều này giúp vi khuẩn tấn công da, gây tổn thương da và để lại sẹo.
- Thủy đậu: Các bệnh về da như thủy đậu có thể gây ngứa và khó chịu. Tuy nhiên, bạn chỉ cần chạm nhẹ sẽ khiến mụn bị rách và có thể là để lại vết lõm khoảng 3-8 mm khó lành và khó điều trị.
- Tai nạn: Vết thương sau tai nạn hoặc bỏng có thể hình thành sẹo lõm nếu không được điều trị bằng phương pháp thích hợp. Những trường hợp này thường để lại sẹo khá nhiều và khó điều trị.
- Phẫu thuật: Khả năng để lại sẹo sau phẫu thuật là rất cao. Kích thước và số lượng vết sẹo phụ thuộc vào mức độ phẫu thuật và việc chăm sóc sau phẫu thuật, vì thế mà bạn nên chăm sóc da thật kỹ sau phẫu thuật để hạn chế mức độ sẹo.
- Lý do khác: Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc chăm sóc da không đúng cách cũng có thể khiến sẹo rỗ xuất hiện và trầm trọng hơn.
Cách làm đầy sẹo lõm hiệu quả và an toàn
Sử dụng phương pháp chấm CTA
Chấm TCA hiện đang là phương pháp điều trị sẹo lõm được ưa chuộng. Bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch axit trichloroacetic có nồng độ cao (70-100%) và chấm trực tiếp lên vết sẹo lõm bằng kim vô trùng. Phương pháp này hoạt động theo cách khiến các tế bào đông cứng, gây hoại tử biểu bì, collagen, mao mạch,… phía trên lưới hạ bì và tách lớp biểu bì, các tạp chất làm tắc nghẽn lỗ chân lông bong ra.
Ưu điểm của phương pháp này:
- Giúp loại bỏ mô sẹo và se khít lỗ chân lông.
- Kích thích cơ thể sản xuất collagen tự nhiên, phục hồi các vết sẹo rỗ và lõm, đồng thời làm mịn da.
- Phục hồi làn da bên ngoài đồng thời giúp làn da khỏe mạnh từ bên trong.
- Hiệu quả cao, đơn giản và ít tốn kém hơn so với các phương pháp khác.
- Không gây kích ứng cho da, không làm khô da và giúp phục hồi vẻ đẹp của da.
- Điều trị hiệu quả tận gốc gây sẹo lõm mà không ảnh hưởng đến các vùng da xung quanh.
Nhược điểm:
- Da dễ bị cháy nắng khi hồi phục và dẫn đến thâm nám.
- Quá trình điều trị có thể gây mẩn đỏ, sưng tấy và nóng rát trong và sau khi bôi axit ở vùng da đã bôi.
- Chấm ở nồng độ axit quá cao sẽ gây cho da bị bắt nắng, tăng sắc tố da và da dễ bị sạm đen.
Sử dụng phương pháp Laser Co2 Fractional
Điều trị sẹo lõm bằng laser (điều trị không xâm lấn) sử dụng tia Laser carbon dioxide có bước sóng 10.600 nm thâm nhập sâu vào lớp hạ bì để tạo ra các vết thương vi mô giả, kích thích tái tạo da và sản sinh collagen từ bên trong. Các bác sĩ da liễu sử dụng phương pháp này để điều trị sẹo từ trung bình đến sâu. Laser Co2 Fractional giúp cải thiện làn da không đều màu, chảy xệ, sẹo mụn và thay đổi kết cấu da.
Ưu điểm của phương pháp này:
- An toàn, có độ chính xác cao, ít gây tổn thương cho các mô xung quanh và ít tác dụng phụ.
- Tiết kiệm thời gian điều trị, thời gian phục hồi nhanh chóng nên phù hợp với những người bận rộn.
- Hiệu quả kéo dài đến 1 năm hoặc vài năm nếu bệnh nhân quay lại tái khám và áp dụng chế độ chăm sóc da phù hợp.
Nhược điểm:
- Da sẽ đỏ, sưng và đau sau khi điều trị.
- Thoa kem sau khi điều trị có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
- Thay đổi sắc tố da: Da có thể trở nên sáng hơn hoặc sẫm màu hơn sau khi điều trị bằng laser.
Sử dụng phương pháp bóc tách đáy sẹo
Phương pháp bóc tách đáy sẹo thường được sử dụng để phá vỡ mô sẹo dưới da. Bác sĩ da liễu sẽ đưa dụng cụ tách nền sẹo xuống dưới chân sẹo để nới lỏng và phá vỡ các sợi nối sẹo với mô bên dưới da, giúp nền sẹo bằng phẳng so với mặt da và lấp đầy vết sẹo một cách tự nhiên.
Ưu điểm của phương pháp này:
- Chỉ gây tổn thương tối thiểu trên bề mặt da, tình trạng sẹo được cải thiện tốt, rõ rệt, đặc biệt là sẹo lõm
- An toàn, hiệu quả, vết thương mau lành, vết bầm tím sẽ nhanh chóng biến mất sau khi tách.
- Phù hợp với tất cả các loại sẹo rỗ trên da
- Giúp sẹo lõm làm đầy nhanh hơn, không bị lõm lại và được lấp đầy đến mức tối đa
Nhược điểm:
- Phương pháp này không thể thực hiện một mình mà cần phải kết hợp với nhiều phương pháp khác như laser CO2, lăn kim, phi kim hoặc chấm TCA để đạt được kết quả tối đa. Đặc biệt đối với những người có cơ địa khó đáp ứng, có vết sẹo nặng và lâu năm.
>>Xem thêm: Bóc tách đáy sẹo là gì? Có đau không? Hồi phục có lâu không?
Sử dụng phương pháp PRP (huyết tương giàu tiểu cầu)
Đây là phương pháp điều trị tự nhiên với thời gian hồi phục ngắn nhất trong các phương pháp điều trị sẹo lõm hiện nay. PRP thực chất là huyết tương chứa nồng độ tiểu cầu cao, có tác dụng kích thích cơ thể tái tạo và chữa lành tổn thương với tốc độ nhanh hơn.
PRP có thể cải thiện kết cấu tổng thể của da, giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn quanh miệng và mắt, đồng thời làm đầy các vùng da như rãnhlệ, má, thái dương… nên thường được sử dụng để làm mờ sẹo mụn, sẹo sau phẫu thuật.
Ưu điểm của phương pháp:
- Tăng cường sản xuất collagen tự nhiên của cơ thể.
- Nhanh chóng làm lành vết thương và tái tạo cấu trúc da.
- Ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa da, hạn chế và giảm nếp nhăn.
- Các dưỡng chất có trong PRP giúp dưỡng ẩm và giúp da căng mọng, sáng mịn.
- Tăng cường sản xuất collagen một cách hiệu quả và làm đầy các vết lõm và sẹo lõm.
- Phù hợp với tình trạng da của mọi người, không tác dụng phụ, kích ứng, an toàn
Nhược điểm:
- Mặc dù cấy ghép huyết tương PRP được coi là phương pháp có độ an toàn cao cho sức khỏe làn da nhưng nó có thể tiềm ẩn những rủi ro như đau chỗ tiêm, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh và tổn thương mô.
>>Xem thêm: PRP là gì? Điều trị sẹo rỗ dứt điểm bằng công nghệ PRP
Những lưu ý sau khi áp dụng các cách điều trị sẹo lõm
Dưới đây là một số lưu ý để điều trị sẹo tối ưu:
- Không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài và che chắn da cẩn thận.
- Tạo thói quen tích cực và thay đổi lối sống lành mạnh. Tránh thức khuya, ăn đồ cay, nhiều dầu mỡ và sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích.
- Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp các tế bào da hoạt động hiệu quả, cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm thiểu tình trạng khô da.
- Không nặn mụn hoặc dùng tay sờ lên mặt khi mụn chưa được làm sạch kỹ lưỡng. Đây là thói quen xấu dễ gây tổn thương và viêm nhiễm cho da
- Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trên mặt để tránh kích ứng da, phát ban và tác dụng phụ.
Các biện pháp ngăn ngừa sẹo lõm
- Cách tốt nhất để tránh sẹo trên mặt là chăm sóc da thường xuyên để có kết quả tốt nhất. Rửa mặt ít nhất 2 lần một ngày để kiểm soát mụn trứng cá và ngăn ngừa mụn, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu da chỉ bị viêm nhẹ, mô sẹo ít hình thành và mụn sẽ lành nhanh hơn.
- Lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống cân bằng và ngủ đủ giấc cũng có thể có tác dụng tích cực trong việc điều trị sẹo lõm.
- Kiểm soát căng thẳng, bỏ mọi thói quen xấu có hại cho da như hút thuốc, nghiện rượu,… chính là cách chăm sóc da hiệu quả.
- Bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng mỗi ngày.
Phương pháp chăm sóc da đúng cách sau điều trị sẹo lõm
- Dưỡng ẩm cho da: Lớp dưỡng ẩm giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng da. Điều này tạo điều kiện cho lớp biểu bì phát triển, giúp làm dịu và trẻ hóa làn da.
- Thoa kem chống nắng: Đây là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ làn da vì chúng ngăn chặn các tia UV làm thay đổi sắc tố và dẫn đến ung thư da. Cần giảm thiểu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thoa kem chống nắng ngay cả khi bạn chỉ ở trong nhà. Thoa lại kem chống nắng thường xuyên sau 2-3 giờ hoặc sau khi tiếp xúc với nước.
- Không trang điểm: Các chất hóa học trong mỹ phẩm có thể khiến quá trình lành vết thương chậm hơn. Vì vậy, nếu muốn trang điểm ngay sau khi điều trị, bạn cần đợi ít nhất 2 ngày và sử dụng sản phẩm chuyên dụng lành tính để tránh gây kích ứng da.
- Ngừng tập thể dục: Việc tiết mồ hôi khi tập thể dục cũng có thể dễ dàng gây kích ứng da nên việc lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp vào thời điểm này là rất quan trọng. Nên ngừng tập thể dục khoảng 1 tuần sau khi điều trị sẹo lõm.
- Không hút thuốc: Hút thuốc là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ biến chứng và tác dụng phụ do tổn thương da. Các chất có hại trong khói thuốc lá làm sẽ phá huỷ quá trình chữa lành của da và gây kích ứng. Vì vậy, nếu khi bạn không hút thuốc thì hãy hạn chế tiếp xúc với người hút thuốc càng nhiều càng tốt.
Những câu hỏi thường gặp về sẹo lõm
Sẹo lõm có tự đầy được không?
Câu trả lời là không. Sẹo lõm là vết thương nằm sâu bên trong da và tồn tại vĩnh viễn nên sẹo lõm không thể tự lành lại. Hầu hết các vết sẹo sẽ không tự lành lại, để loại bỏ sẹo mụn, bạn cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị để đạt được kết quả tốt nhất và làn da đều màu.
Sẹo lõm có tác động gì tới cơ thể?
Sẹo lõm trên da khiến phần da đó mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe làn da.
- Mất thẩm mỹ: Các nguyên bào sợi ở vùng da bị sẹo càng để lâu thì càng bị tổn thương nặng, dẫn đến không thể sản xuất và cung cấp chất dinh dưỡng cho vùng da bị sẹo. Chúng có thể khiến da khô, thô ráp, cứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ ngoài của da.
- Tình trạng da trở nên tồi tệ hơn: Sẹo lõm còn có thể tạo thành những lỗ li ti làm cho bụi bẩn dễ bám vào, tích tụ bã nhờn khiến da xỉn màu, hình thành mụn trứng cá, mụn đầu đen và gây viêm da.
- Đòi hỏi thời gian, công sức và chi phí điều trị: Sẹo lõm cần được điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị trong giai đoạn đầu, sẹo lõm sẽ được lấp đầy nhanh chóng, đồng thời là giảm thời gian và chi phí điều trị.
Sẹo lõm có thể chữa hết được không?
Câu trả lời là không. Rất khó để điều trị dứt điểm sẹo lõm. Như đã đề cập ở trên, sẹo lõm là do tổn thương ở các lớp sâu hơn của da, khiến các tế bào dạng sợi như collagen và Elastin bị phá vỡ và gây tổn thương vĩnh viễn. Do thiếu máu nuôi dưỡng, các sợi tế bào dần bị xơ hóa và hình thành sẹo, dẫn đến teo và lõm bề mặt da, gây khó khăn cho việc điều trị.
Sẹo lõm có khó điều trị không?
Câu trả lời là không. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng sẹo lõm vẫn có thể điều trị được. Nếu được điều trị đúng cách, khách hàng sẽ thấy vết sẹo của mình giảm đi đáng kể. Những tác động nhân tạo tác động sâu vào da tạo ra các tổn thương giả để kích thích cơ chế chữa lành tự nhiên của da.
Điều này giúp tái tạo tế bào mới và làm mờ sẹo lõm một cách hiệu quả, tùy vào tính chất da của mỗi người mà khả năng hiệu quả của trị sẹo cũng sẽ khác nhau. Điều trị sẹo lõm hiệu quả lên đến 80% nếu bạn thực hiện các bước quan trọng sau:
- Bác sĩ phải là người có kinh nghiệm, tay nghề cao, có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực điều trị sẹo và phải trực tiếp khám, điều trị cho bệnh nhân.
- Các quy trình y tế tiêu chuẩn tuân theo các nguyên tắc vô trùng để giảm thiểu nhiễm trùng trong và sau khi điều trị.
- Khách hàng tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra.
- Chăm sóc và bảo vệ da theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Dùng đúng loại thuốc và đúng liều lượng.
Có nên điều trị sẹo lõm tại nhà không?
Không. Từ những thông tin chia sẻ trong bài, chúng ta có thể thấy việc điều trị sẹo lõm không hề đơn giản và cần rất nhiều thời gian và chi phí. Việc điều trị tại nhà có thể dễ dàng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng da.
Khi điều trị sẹo lõm bạn nên chú ý:
- Cần điều trị sớm: sẹo càng lâu thì càng khó điều trị, vì khi sẹo mới hình thành, nền sẹo còn non nên quá trình hồi phục sau điều trị sẽ nhanh hơn.
- Tuân thủ các quy trình điều trị, chăm sóc và bảo vệ da do bác sĩ đưa ra.
Vì vậy, khi muốn điều trị sẹo lõm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám, tư vấn và có phương pháp điều trị sẹo phù hợp, không để lại biến chứng sau điều trị.
Điều trị sẹo lõm ở đâu tốt?
Phòng khám Da liễu Bloglamdep365.edu.vntự hào là địa chỉ thẩm mỹ cung cấp dịch vụ điều trị sẹo tốt nhất hiện nay. Tại S Beauty, trước khi điều trị sẹo lõm, bạn phải đến gặp bác sĩ da liễu có kinh nghiệm để hiểu rõ tình trạng sẹo, phản ứng da. Sau đó thảo luận các thông tin về thuốc và sản phẩm đang được sử dụng cũng như thông tin về tiền sử bệnh. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất và những tình trạng da sẽ xảy ra sau khi điều trị.
Tại sao nên chọn Bloglamdep365.edu.vnđể điều trị sẹo lõm:
- Bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm: Các bác sĩ của Bloglamdep365.edu.vnđều là những bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm với hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị các vấn đề về mụn và sẹo mụn, cùng hơn 5.000+ ca điều trị da liễu thành công.
- Quy trình chuẩn Y khoa: Bác sĩ da liễu sẽ khám cho bạn để xác định tình trạng da và các vấn đề liên quan, sau đó trao đổi với bạn về các phương pháp điều trị phù hợp. Quan trọng nhất, bạn phải kiên nhẫn và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, vì quá trình điều trị sẹo có thể mất một thời gian tương đối dài, tùy thuộc vào tình trạng da của mỗi người.
- Công nghệ tiêu chuẩn: Bloglamdep365.edu.vnlà phòng khám tại Việt Nam sử dụng trang thiết bị hiện đại đạt chứng nhận FDA (Mỹ), luôn đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng.
- Đội ngũ y tế tận tâm, chuyên nghiệp: Bạn sẽ có đội ngũ kỹ thuật viên sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề liên quan đến chăm sóc da trong suốt quá trình điều trị.
Kết luận
Trên đây Bloglamdep365.edu.vnđã giúp bạn nắm rõ cách làm đầy sẹo lõm tối ưu mà không cần phẫu thuật . Mong rằng một số thông tin trên có thể giúp bạn lựa chọn được phương pháp trị sẹo lõm hiệu quả để cải thiện làn da và luôn duy trì làn da khỏe mạnh, mịn màng, tràn đầy sức sống.
Mọi thắc mắc về dịch vụ trị nám, tàn nhang, bạn vui lòng hãy liên hệ ngay với S Beauty qua hotline 0968.839.535 (Thủ Đức) hoặc 0988.540.002 (Hà Nội), đội ngũ tư vấn của Bloglamdep365.edu.vnsẽ giải đáp cho bạn!
Nội dung tham khảo thêm:
- Sẹo rỗ là gì? Cách điều trị sẹo rỗ mang lại hiệu quả tối ưu
- Cách làm mờ sẹo tại nhà an toàn, đơn giản
Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn