Hiện nay tình trạng viêm nang lông xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó xuất hiện cả ở trẻ nhỏ. Nếu thời tiết thay đổi thất thường thì nguy cơ mắc viêm nang lông ở trẻ em ngày càng xuất hiện nhiều. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy cùng với Bloglamdep365.edu.vntìm hiểu ngay nhé.
Viêm nang lông ở trẻ em là gì?
Viêm nang lông là một bệnh nhiễm trùng xảy ra ở trong lỗ chân lông của trẻ nhỏ. Đó là một túi nhỏ ở trong biểu bì da có chức năng kiểm soát sự phát triển của tóc và lông. Ở trẻ em, viêm nang lông thường thường xảy ra trên các bộ phận của cơ thể bị ma sát nhiều ví dụ như vùng da tay, chân, mông và lưng.
Ma sát do quần áo và mồ hôi có thể gây lên tình trạng kích ứng và tắc nghẽn các nang lông trên da. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại có trên bề mặt da dễ dàng đi vào bên trong và gây viêm nhiễm cho da.
Nguyên nhân gây nên viêm nang lông ở trẻ em
Viêm nang lông ở trẻ em là một bệnh da liễu khá phổ biến, nhất là khi độ ẩm cao, trời nắng mưa bất thường, mặc quần áo bó sát không thấm hút mồ hôi,… Ngoài ra, viêm nang lông ở trẻ em thường xảy ra do một trong số những nguyên nhân sau đây:
- Do di truyền: Bố hoặc mẹ bị viêm nang lông có nguy cơ lây bệnh cho trẻ nhỏ.
- Do chưa vệ sinh sạch sẽ cơ thể ở trẻ nhỏ: vệ sinh cá nhân thường ngày là điều vô cùng quan trọng đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu làn da không được vệ sinh sạch sẽ, sẽ khiến bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông, làm tắc nghẽn và hình thành lên phản ứng viêm ở nang lông. Do đó, ở trẻ nhỏ, việc tắm rửa và vệ sinh da cần được chú trọng.
- Vào mùa hè oi bức, trẻ nhỏ thường có xu hướng đi bơi tại các công viên nước, bể bơi công cộng. Nếu nước trong hồ bơi không được vệ sinh thường xuyên đạt chuẩn, trẻ nhỏ tắm ở hồ bơi có thể mắc phải một số căn bệnh về da trong đó có viêm nang lông.
- Việc sử dụng một số loại thuốc bôi, ví dụ như thuốc mỡ cũng có thể làm tắc nghẽn nang lông ở trẻ nhỏ.
- Các bệnh về tuyến bã nhờn, ở trẻ em tuyến bã nhờn chưa ổn định nên nếu tiết quá nhiều dầu sẽ gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông và gây viêm nhiễm.
- Ngoài ra, ở một số trường hợp trẻ mắc phải mụn trứng cá, trẻ bị chàm, phải dùng thuốc kháng sinh quá lâu, nhiễm trùng da, có vết thương hở, bị tiểu đường, hệ miễn dịch yếu,…. sẽ có khả năng mắc viêm nang lông cao hơn so với những trẻ khác.
Các triệu chứng thường thấy viêm nang lông ở trẻ em
Viêm nang lông ở trẻ em có thể xảy ở một hay nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này xuất hiện phổ biến nhất ở các vùng: da đầu, mặt, mông, tay, chân, bẹn, nách và lưng của trẻ nhỏ.
Khi các tác nhân gây hại tấn công vào lớp biểu bì trên da của trẻ, chúng sẽ gây lên các tổn thương ở nang lông có dạng mụn đỏ. Bên trong mụn thường chứa mụn hoặc không và thường bị đâm qua bởi một sợi lông nhỏ. Tuy nhiên, lông sẽ không phát triển mà cuộn tròn ở trong nốt mụn.
Kích thước các nốt mụn sẽ khác nhau và không đồng đều, Chúng thường có đường kính từ 2 – 5 mm và được bao bọc bởi một vành da bị viêm có màu hồng. Trường hợp các nốt mụn bị vỡ ra sẽ gây chảy máu và mủ, bề mặt lỗ chân lông lúc này khô lại và tạo thành vảy tiết trên bề mặt da của trẻ. Nếu tình trạng này xảy ra ở đầu, bé sẽ có thể bị rụng tóc.
Trẻ bị viêm nang lông ở thể nhẹ đến trung bình thì thường bị ngứa. Việc tiến hành chữa trị ở khoảng thời gian này sẽ giúp bệnh tình của bé đạt hiệu quả cao và không để lại sẹo.
Tuy nhiên, nếu viêm nang lông ở trẻ em đã chuyển sang thể nặng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ nang lông trên bề mặt của một vùng da và sâu vào trong da gây cảm giác nóng rát, đau nhức như bị bỏng. Điều đó khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên giấc và hay quấy khóc. Bên cạnh đó, trẻ còn có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm nang lông ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm nang lông ở trẻ em nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây và lan rộng tới các vùng da khác, còn rất dễ tái phát lại. Trường hợp viêm nặng có thể gây ra các biến chứng sau:
- Nhiễm trùng máu
- Hình thành mụn đinh râu, mụn nhọt
- Bội nhiễm khuẩn và lở loét bề mặt da
- Viêm nhiễm mô tế bào
- Vùng bề mặt da bị bệnh sẽ tổn thương vĩnh viễn và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho bé
- Rụng tóc nhiều gây ra tình trạng hói do ảnh hưởng của viêm nang lông ở da đầu
Viêm nang lông ở trẻ em điều trị ra sao?
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ mà hiện nay đã có rất nhiều các phương pháp điều trị khác nhau. Nếu viêm nang lông ở trẻ em ở thể nhẹ, có thể khắc phục bằng cách áp dụng mẹo từ thiên nhiên kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp. Trường hợp thể nặng cần phải áp dụng các biện pháp y khoa để đạt hiệu quả cao.
Đối với trường hợp viêm nang lông ở trẻ em mức độ nhẹ
Ở mức độ viêm nhẹ, ba mẹ các bé có thể cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ ngay tại nhà.
- Tắm rửa hàng ngày cho bé: Trẻ bị viêm nang lông cần được tắm rửa thường xuyên để giữ vệ sinh cho cơ thể. Điều này làm hạn chế tình trạng ngứa ngáy và ngăn ngừa bội nhiễm, giúp tình trạng nhanh lành hơn. Bố mẹ có thể lựa chọn các loại sữa tắm lành tính, dùng khăn mềm lau khô người cho trẻ và tránh tắm bằng nước quá nóng và gãi mạnh cho trẻ.
- Duy trì độ ẩm trên da: Khi làm da bị khô, viêm nang lông ở trẻ sẽ có thể gây ngứa dữ dội. Chính vì thế, hãy giữ ẩm cho da của trẻ sẽ làm giảm đi triệu chứng này. Và hãy nhớ rằng hãy lựa chọn những sản phẩm lành tính và dành riêng cho bé.
- Nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn. Ngoài nước lọc, bố mẹ có thể khuyến khích cho trẻ uống nước trái cây, nước luộc rau củ và nước canh. Đây là nguồn dưỡng chất giàu vitamin và khoáng chất.
- Nên lựa chọn trang phục rộng rãi và thoải mái cho trẻ sẽ giúp vùng da bị viêm được khô ráo, không bị ma sát và da sẽ được tái tạo nhanh hơn. Các mẹ nên chọn lựa chất liệu vải mỏng, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt. Thay quần áo cho bé thường xuyên, đặc biệt sau khi ra nhiều mồ hôi và tập thể dục. Quần áo của bé cần được giặt riêng và dược phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để có thể loại bỏ được các nấm, vi khuẩn.
Đối với trường hợp viêm nang lông ở trẻ em mức độ nặng
Trường hợp viêm nang lông ở trẻ em bị nặng, bố mẹ nên đưa bé đến các bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín để được khám và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị cho bé như sau:
- Thuốc kháng sinh: Đây là nhóm thuốc được sản xuất dưới dạng thuốc uống và bôi ngoài da.
- Thuốc trị nấm: Nếu da của trẻ có dấu hiệu bị nấm, hãy liên hệ tới bác sĩ để có lời khuyên dùng thuốc trị để có thể ức chế sự lây lan của mầm bệnh.
- Thuốc NSAID: Đây là dòng thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm nang lông.
- Thuốc kháng Histamine: Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm ngứa nhanh chóng, giúp bé cảm thấy thoải mái và ổn định hơn.
- Nếu tình trạng bệnh trở nên mãn tính, dùng thuốc không có tác dụng, các bác sĩ sẽ cân nhắc một số phương pháp như bằng laser, tiểu phẫu, công nghệ ánh sáng… để điều trị.
Có thể thấy, nếu tình trạng viêm nang lông ở trẻ em được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp da mau lành và không để lại sẹo. Tùy thuộc vào nguyên và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, nếu trẻ có các triệu chứng mắc bệnh hãy tới ngay các bệnh viện và phòng khám để được tư vấn và điều trị tốt nhất
Kết luận
Bài viết trên đây Bloglamdep365.edu.vnđã cung cấp cho bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị về viêm nang lông ở trẻ em. Hi vọng với những thông tin mà phòng khám đã chia sẻ ở trên, sẽ giúp gia đình bạn có thể phát hiện và điều trị tình trạng này sớm cho bé.
Mọi thắc mắc về dịch vụ da, bạn vui lòng hãy liên hệ ngay với S Beauty qua hotline 0968.839.535 (Thủ Đức) hoặc 0988.540.002 (Hà Nội), đội ngũ tư vấn của Bloglamdep365.edu.vnsẽ giải đáp cho bạn!
Nội dung tham khảo thêm:
- Các cách điều trị viêm nang lông phổ biến hiện nay
- Viêm nang lông ở tay: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị
Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn