Bị mụn ẩn có nên đi nặn không? Cách trị mụn ẩn hiệu quả?

Mụn ẩn là một dạng mụn nằm sâu dưới da gây ra khá nhiều phiền toái cho mọi người. Do đó việc nặn mụn ẩn cũng trở thành nhu cầu mà nhiều người gặp tình trạng này quan tâm. Tuy nhiên việc bị mụn ẩn có nên đi nặn hay không, cách nặn mụn ẩn đúng cách hay điều trị mụn ẩn như thế nào đạt hiệu quả vẫn được rất nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp chi tiết nhất các vấn đề trên.

Mụn ẩn là gì?

Mụn ẩn thuộc nhóm mụn trứng cá có đặc điểm nhận biết là nằm sâu dưới da có đầu mụn đóng kín. Mụn thường xuất hiện ở trán, cằm và quai hàm. Không gây đau nhức hay sưng tấy, thường có màu tệp với da nên rất khó nhận thấy. Tuy nhiên khi chiếu sáng hay miết tay lên da thì ta sẽ nhận biết được mụn.

Bị mụn ẩn có nên đi nặn không? Cách trị mụn ẩn hiệu quả?

Tìm hiểu về mụn ẩn thường xuất hiện trên da

Vì nằm ẩn dưới da không gây đau, khó chịu hay ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ của gương mặt. Nên loại mụn này khiến nhiều người chủ quan không điều trị. Khi gặp điều kiện thuận lợi như tác động xấu từ môi trường, nội tiết tố thay đổi hay chăm da sai cách sẽ dễ hình thành nên mụn viêm.

Nguyên nhân gây mụn ẩn

Mụn ẩn được hình thành dưới da với nhiều lý do khác nhau. Có thể kể đến như:

  • Sự rối loạn hormone trong cơ thể ở bất kỳ giới tính hay độ tuổi, mất cân bằng giữa hai hormone estrogen và progesterone.
  • Không giữ vệ sinh da sạch sẽ
  • Lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
  • Sinh hoạt kém lành mạnh thức khuya, dậy sớm, mệt mỏi, sử dụng chất kích thích
  • Chế độ ăn uống không khoa học, nạp nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, ít dưỡng chất, vitamin cần thiết cho da.
  • Tích tụ độc tố hoặc nhiễm độc từ các mỹ phẩm, thực phẩm xấu.
  • Sống trong môi trường bị ô nhiễm, khói bụi
  • Chức năng gan bị suy giảm, khả năng thanh lọc của cơ thể bị kém đi.
  • Cơ địa da của từng người, đối với người da dầu thì dễ bị mụn ẩn hơn người da khô, da thường.

Mụn ẩn có tự hết không?

Mụn ẩn có tự hết hay không là thắc mắc được khá nhiều người quan tâm. Vì là dạng mụn nằm ẩn dưới da nên rất khó quan sát khiến nhiều người nhầm lẫn rằng mụn sẽ tự hết. Đây là quan niệm khá sai lầm bởi vì phần lớn mụn ẩn đều cần điều trị và chăm sóc đúng cách mới khỏi hoàn toàn.

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị mụn ẩn đem lại hiệu quả. Từ các liệu pháp thiên nhiên cho đến điều trị bằng công nghệ hiện đại. Sử dụng thuốc uống  đến chăm da bằng kem bôi trị mụn ẩn. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và đem lại hiệu quả. Tuy nhiên dù là cách nào thì để đảm bảo an toàn cho làn da bạn cũng nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng tránh hậu quả không đáng có.

Bị mụn ẩn có nên đi nặn không?

Bị mụn ẩn có nên đi nặn không thì câu trả lời là hoàn toàn không. Bởi mụn ẩn bản chất thật sự là những vết mụn non, cồi mụn chưa khô và chưa được đẩy lên bề mặt da. Do đó việc cố nặn lấy nhân mụn ra ngoài sẽ gây nên tổn thương cho da.

Ngoài ra việc sử dụng tay hay các dụng cụ nặn mụn không được vệ sinh, vô khuẩn kĩ lưỡng sẽ là nguyên nhân khiến cho mụn thành mụn viêm, thậm chí để lại sẹo rỗ xấu. Tuy nhiên cũng không thể để mụn ẩn mãi dưới da, chúng có thể lỗ chân lông trở nên to, sẹo li ti hình thành, và có khả năng hình thành nên mụn viêm. Do đó bạn cần thúc đẩy cho cồi mụn đẩy lên trên bề mặt da  và cồi mụn nhanh khô rồi mới tiến hành nặn lấy nhân mụn.

Khi nào nên nặn mụn ẩn?

Khi nào nên nặn mụn ẩn cũng là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Mụn ẩn chỉ được nên nặn khi cồi mụn đã được gom. Mụn ẩn cần được lấy đúng thời điểm để mụn không gây lây lan sang vùng da khác và gây đau nhức, khó chịu.

Nặn mụn ẩn khi nào là tốt nhất?

Thời điểm tốt nhất mà mụn ẩn có thể nặn đó chính là:

  • Các nốt mụn có đầu trắng mọc riêng lẻ mà ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc sử dụng tay được rửa sạch chạm nhẹ mà không thấy hiện tượng sưng nhức hay viêm.
  • Phần đầu mụn đã được mở và được gom khô gọn lại.
  • Nhân mụn cứng đã già, và trồi lên khỏi bề mặt da.

Không nên nặn mụn ẩn khi nào?

Ngược lại cũng có một vài trường hợp mụn ẩn không nên được nặn như:

  • Mụn đang trong giai đoạn sưng viêm, gây đau nhức. Lúc này mụn ẩn đã chuyển thành mụn bọc, viêm do không được chăm sóc đúng cách, vi khuẩn xâm nhập hoạt động mạnh gây ra viêm mụn.
  • Khi nhân mụn còn nằm sâu dưới da, đầu mụn chưa mở. Việc cố lấy nhân mụn sẽ khiến da có thể bị tổn thương hoặc hình thành nên các vấn đề da khác.
  • Trường hợp mụn ẩn chuyển thành những đám lớn, chảy dịch mủ thì đồng nghĩa với việc mụn đã chuyển thành viêm. Lúc này bạn cần thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu.

 Bao lâu nên đi nặn mụn ẩn một lần?

Theo các chuyên gia da liễu thì việc nặn mụn không nên được thực hiện quá thường xuyên bởi vì da cần được có thời gian hồi phục. Tần suất nặn mụn tốt nhất là 1 – 2 lần/ tháng. Nên thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ vì mỗi người sẽ có những tình trạng mụn khác nhau.

Bị mụn ẩn có nên đi nặn không? Cách trị mụn ẩn hiệu quả?

Nặn mụn ẩn tại các cơ sở điều trị uy tín

Đồng thời bạn có thể kết hợp với chiếu ánh sáng sinh học nhằm diệt khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Với các trường hợp mụn ẩn nhiều hơn và theo phác đồ điều trị của bác sĩ với tốc độ se còi, gom mụn nhanh hơn nhờ thuốc uống hoặc bôi thì tần suất có thể là 2 – 3 lần/tháng.

Ngoài ra, sau khi mụn đã được kiểm soát, da được ổn định và trong trạng thái tốt thì bạn cũng cần duy trì chăm sóc da hàng ngày, sinh hoạt điều độ để ngăn ngừa mụn tái phát. Nên sắp xếp thời gian đi khám da định kỳ 2 hay 3 tháng một lần để được bác sĩ theo dõi, tư vấn và nặn những mụn nhỏ mới, nhằm duy trì làn da khỏe.

Lợi ích của việc lấy nhân mụn đúng cách  

Việc lấy nhân mụn đúng cách đúng thời điểm đem lại rất nhiều lợi ích cho da. Ngăn chặn tình trạng mụn nhẹ chuyển biến xấu hình thành nên mụn viêm nặng hơn. Đồng thời giúp hạn chế mụn lây lan sang vùng da khác. Bụi bẩn cũng như dầu thừa và tế bào chết được làm sạch hiệu quả.

Mụn ẩn thường khiến làn da sần sùi làm người mắc thường xuyên sờ tay lên da tạo điều kiện mụn viêm xuất hiện. Nặn mụn kịp thời và chuẩn y khoa sẽ giúp ngăn ngừa hình thành nên sẹo rỗ, thâm xấu.

Nặn mụn đúng cách còn giúp lấy đi bụi bẩn tạp chất và tế bào chết sâu trong da nhờ những sản phẩm và dụng cụ chuyên dụng. Làn da được sạch sâu, lỗ chân lông được thông thoáng, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Kết hợp với thoa thuốc và chăm sóc da đúng cách giúp da mụn nhanh chóng được hồi phục.

Những lưu ý chăm sóc da khi trị mụn ẩn

Để điều trị và ngăn ngừa mụn ẩn quay trở lại thì việc chăm sóc da cũng là một bước khá quan trọng mà bạn cần lưu ý:

  • Làm sạch da hàng ngày cẩn thận với tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp với loại da.
  • Thường xuyên tẩy tế bào da chết định kỳ để da được thông thoáng, kích thích tế bào mới hình thành.
  • Xông hơi da mặt để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, lỗ chân lông được giãn nở hỗ trợ việc lấy nhân mụn được diễn ra dễ dàng hơn.
  • Tránh sử dụng các phẩm sữa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh, chứa nhiều hoạt chất bám lâu trên da.
  • Ưu tiên những sản phẩm dưỡng da có chiết xuất từ tràm trà, trà xanh, AHA, BHA hoặc acid salicylic… nhằm kích thích đẩy mụn nhanh hơn.
  • Vệ sinh đồ trang điểm, chăn ga gối đệm thường xuyên tránh vi khuẩn tiếp xúc với da
  • Ăn uống điều độ khoa học, hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ, nước ngọt có ga, chất kích thích, chứa cồn gây nóng trong.
  • Sinh hoạt lành mạnh, tránh thức khuya, luyện tập thể thao, duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp các bạn đọc trả lời được thắc mắc rằng bị mụn ẩn có nên đi nặn không. Đồng thời tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích về mụn ẩn cũng như cách điều trị và ngăn ngừa mụn ẩn hiệu quả.

Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *