Khi mang thai cơ thể phụ nữ có những biến đổi rất lớn về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân chính đó là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Một số sẽ trở nên xinh đẹp, da trắng sáng mịn màng. Một nhóm khác lại gặp phải tình trạng thâm sạm, nám da. Điều này khiến bao nhiêu chị em lo lắng và buồn rầu. Vậy bị nám khi mang thai sinh xong có hết không? Cùng Bloglamdep365.edu.vngiải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé.
Nám da khi mang thai là gì?
Nám da khi mang thai hay còn được biết đến với tên gọi mặt nạ thai kỳ. Tình trạng này xuất hiện không đều theo thời gian, các mảng tối màu, đốm nâu mờ xuất hiện tại các vùng trán, má, mũi. Nám da xuất hiện khá phổ biến ở ở phụ nữ, đặc biệt là trong quá trình mang thai bởi nội tiết tố có sự thay đổi lớn.
Nguyên nhân gây nám khi mang thai
Trong quá trình mang thai cơ thể người phụ nữ biến đổi khá nhiều như tĩnh mạch, đường tiêu hóa, thần kinh. Đặc biệt đó là sự thay đổi lớn của nội tiết tố khiến da gặp phải một số vấn đề như da tiết nhiều dầu hơn, lỗ chân lông to, nám da xuất hiện ở hai bên má, da xỉn màu.
Nám da xuất hiện khi mang thai do sự thay đổi của estrogen và progesterone cùng lưu lượng máu làm kích thích các tiền sắc tố melanin ( phân tử melanocytes và tyrosine). Từ đó dẫn đến sự tăng sinh hắc sắc tố dưới da gây nên nám da, các đốm nâu xuất hiện. Đối với những người đã bị tàn nhang trước đó thì các nốt tàn nhang sẽ đậm màu hơn trong giai đoạn mang thai.
Nám da khi mang thai sau sinh có tự hết không?
Tình trạng nám da trong quá trình mang thai sẽ giảm đi và mờ dần trong vài tháng sau khi sinh khi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể được cân bằng trở lại. Tuy nhiên nám da cũng có thể mờ đi kéo dài trong 1 năm hoặc hơn thế, thậm chí đôi khi chúng không thể mất đi hoàn toàn.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nám da sau sinh không mờ đi xuất phát từ việc nồng độ estrogen đã suy giảm trong cơ thể vẫn chưa được bù lại đủ. Cũng có thể bắt nguồn từ tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai chứa hormone estrogen như thuốc tránh thai, đặt vòng hay miếng dán. Chính các lý do trên khiến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi dẫn đến da bị sạm màu, nám da.
Các biện pháp giảm nám cho mẹ bầu
Mặc dù các sắc tố da thay đổi trong quá trình mang thai hầu như đều sẽ mờ dần sau khi sinh. Nhưng vẫn có một số phương pháp đơn giản giúp mẹ bầu giảm nám trong quá trình mang thai an toàn cho cả bé và mẹ vẫn tự tin xinh đẹp được liệt kê dưới đây:
Sử dụng kem chống nắng
Kem chống nắng sẽ giúp da được bảo vệ trước sự tác động của các tia UV từ ánh nắng mặt trời. Các tia độc hại này khiến da thay đổi sắc tố và dẫn đến tình trạng nám da. Sử dụng kem chống nắng có độ quang phổ rộng chống được cả tia UVA và UVB, có chỉ số chống nắng ít nhất là SPF 30.
Theo các chuyên gia da liễu khuyên nên sử dụng kem chống nắng ngay cả khi trời không có nắng và thực hiện đều đặn hàng ngày. Bạn nên thoa lại kem chống sau mỗi 2 giờ khi bạn ở ngoài đường để kem phát huy tác dụng bảo vệ da tối đa nhất. Nên hình thành thói quen thoa kem chống nắng mọi lúc kể cả khi bạn không có kế hoạch ra khỏi nhà. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ thì hàng ngày da của bạn tiếp xúc một lượng lớn tia UV bất kể khi nào như bạn ngồi trong xe, đi dạo bộ thậm chí là ngồi gần cửa sổ.
Che chắn kĩ lưỡng khi ra ngoài
Bên cạnh việc sử dụng kem chống nắng thì che chắn khi ra ngoài chị em mang thai cũng nên hết sức cẩn thận. Chỉ tắm nắng trong khoảng thời gian trước 8 giờ sáng, sau đó nếu ra ngoài cần các biện pháp để tránh những tác động của ánh nắng lên da như:
- Sử dụng mũ rộng vành
- Lựa chọn quần áo dài, sáng màu dày và có khả năng chống được tia UV
- Đeo khẩu trang, ưu tiên các loại khẩu trang vải dày chống được nắng tốt.
- Nếu ra đường lâu nên sử dụng thêm găng tay chống nắng, tất, giày kín
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da lành tính, không tác dụng phụ
Các sản phẩm chăm sóc da như kem chống nắng, sữa rửa mặt, kem dưỡng da cũng có thể gây nên tình trạng kích ứng da nếu không hợp, dẫn đến tình trạng thâm nám, sạm da. Trong thời gian mang thai, một số chất có trong các mỹ phẩm cũng có thể thẩm thấu vào da gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó các mẹ nên cẩn trọng trong việc lựa chọn sản phẩm an toàn, lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi sử dụng.
Bổ sung vitamin C
Vitamin C là một khoáng chất tốt cần bổ sung cho cơ thể hàng ngày không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn hữu hiệu trong việc làm giảm thâm sạm, nám da khá tốt. Vitamin C hoạt động có khả năng tương tác với các ion đồng có vị trí hoạt động tại tyrosinase từ đó làm ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase giúp giảm sự hình thành và tăng sinh các sắc tố melanin.
Vitamin C đã được nghiên cứu có tác động trực tiếp đến các tế bào hắc sắc tố, hiệu quả trong quá trình làm giảm nám da, hỗ trợ sáng da, mịn màng. Chị em khi mang thai nên chú ý bổ sung khoáng chất này vào cơ thể bằng đường uống, thoa trên da hoặc các thực phẩm giàu dưỡng chất này. Các thực phẩm giàu vitamin C các mẹ có thể dùng như: ổi, cam quýt, chanh, kiwi, cà chua, súp lơ xanh, ớt chuông vàng và đỏ, họ nhà berry như dâu tây, việt quất…
Chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống đầy đủ, lành mạnh không chỉ giúp mẹ và bé khỏe mà còn hỗ trợ làm đẹp da giảm nám hiệu quả. Để điều trị nám tàn nhang khi mang thai chị em có thể tham khảo các nguồn thực phẩm sau:
- Bổ sung rau xanh và trái cây nhiều màu sắc vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể và làn da.
- Bổ sung thịt nạc, trứng, omega 3 từ cá và các loại thảo mộc
- Dùng thêm các loại trà giàu chất chống oxy hóa như trà xanh, nước ép trái cây, rau củ
- Hạn chế các đồ ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, đường và muối quá nhiều.
- Giảm lượng tinh bột trong thực đơn hàng ngày
- Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn như rượu bia, nước uống có ga, thuốc lá…
Không nên tẩy lông
Trong giai đoạn đang mang thai chị em nên lưu ý không nên tẩy lông. Việc sử dụng các sản phẩm tẩy lông, sáp để dọn sạch lông có thể gây nên tổn thương trên da, viêm da. Đặc biệt là những vùng da có vị trí dễ bị sự thay đổi sắc tố ảnh hưởng đến.
Những lưu ý cho mẹ bầu khi bị nám
Theo các bác sĩ da liễu việc phụ nữ bị nám da khi mang thai là điều hết sức phổ biến và bình thường. Nên chị em không cần quá lo lắng bởi chúng sẽ biến mất sau khi sinh, thay vào đó các mẹ chỉ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và vui vẻ chăm thai để có một kỳ thai phát triển, em bé khỏe mạnh.
Bên cạnh đó các mẹ bầu cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Giữ cho tâm trạng thư thái, lạc quan, tránh lo lắng căng thẳng để giảm thiểu tình trạng nám da.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe mẹ và bé
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho da
- Nên ưu tiên sử dụng các phương pháp điều trị nám da bằng liệu pháp thiên nhiên.
- Nếu sau khi sinh nhưng nám da vẫn không cải thiện thì nên thăm khám tại các cơ sở uy tín chất lượng để có phương pháp điều trị tốt nhất.
- Không nên tự ý sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc khiến tình trạng nám da trở nặng hơn.
- Sử dụng các sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ, tránh các hoạt chất có tính tẩy rửa mạnh.
Một số câu hỏi thường gặp dành cho mẹ bầu bị nám khi mang thai
Nám khi mang thai khác nám thường như thế nào?
Có khoảng 50 – 70% các mẹ bầu xuất hiện nám da. Tình trạng này còn được biết đến như là mặt nạ thai kỳ. Nám xuất hiện đối xứng các vùng da tối màu như hai ben má, vùng da môi, cằm và trán. Những người có làn da tối màu hay rám nắng thì nguy cơ bị nám cũng nhiều hơn. Vào mùa hè các mẹ bầu cũng dễ bị nám hơn bởi cường độ ánh nắng cao, tiếp xúc với tia UV cũng nhiều hơn ngày thường.Nám da khi mang thai liên quan đến sự rối loạn hormone trong cơ thể hoặc cũng có thể do các biện pháp sử dụng hormon thay thế hoặc thuốc tránh thai gây ra.
Đối với nám da thường thì biểu hiện dưới dạng nhiều vùng da trên mặt có màu sẫm hơn các vùng da khác. Thường thấy ở vùng da má, trán và trên môi, các vùng da tối màu chuyển nhạt dần từ vàng nhạt cho đến màu nâu sẫm. Nguyên nhân chính dẫn đến nám da thường xuất phát từ việc bị tác động của tia UV lên da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều mà không có chống nắng kĩ lưỡng.
Có được uống thuốc trị nám khi mang thai?
Giai đoạn mang thai là thời kỳ khá nhạy cảm, bất cứ một hành động sử dụng thuốc không đúng nào cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé. Chính vì thế , việc uống thuốc trị nám da được các chuyên gia khuyến cáo không nên thực hiện trong khi mang thai. Nám da khi mang thai sau khi sinh sẽ được thuyên giảm. Do đó nên việc uống thuốc để trị nám là không thật sự cần thiết.
Thay vào đó bạn có thể sử dụng các biện pháp giảm nám được liệt kê ở trên. Đến khi sau sinh thì có thể sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp nếu tình trạng nám da không giảm. Đặc biệt nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe cũng như bé phát triển toàn diện.
Nám da khi mang thai xuất hiện ở giai đoạn nào?
Nám da thai kỳ xuất hiện ở giai đoạn nào cũng là thắc mắc mà nhiều chị em phụ nữ đặc biệt quan tâm. Thường thì bước vào giai đoạn 3 tháng giữa cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu có những thay đổi rõ rệt, các sắc tố melanin lúc này cũng bắt đầu tăng sinh do sự thay đổi nội tiết tố gây nên tình trạng nám da. Sau khi sinh em bé được 4 – 6 tháng thì tình trạng này sẽ được cải thiện.
Thời điểm này làn da của mẹ cũng bắt đầu nhạy cảm hơn dễ bị tác động của ánh nắng mặt trời. Nếu quá 3 tháng thai kỳ mà bạn chưa xuất hiện nám thì có lẽ bạn không bị nám thai kỳ như bao người. Tuy nhiên điều này không hề được khẳng định chắc chắn, bởi cơ thể mỗi người là khác nhau cho nên biểu hiện cũng sẽ có sự khác biệt. Có nhiều người nám da xuất hiện mãi đến cuối thai kỳ, thậm chí có những người sau sinh mới thấy.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết các bạn đã giải đáp được thắc mắc bị nám da khi mang thai sinh xong có hết không và sưu tầm thêm những kiến thức bổ ích giúp cho thai kỳ của các bạn được trọn vẹn. Dù là sao đi nữa thì việc giữ cho mẹ và bé khỏe mạnh, an toàn suốt thai kỳ vẫn là điều quan trọng nhất.
Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn