Các cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ và thâm mụn trên da

Nặn mụn tại nhà chắc chắn là một thói quen khó bỏ của rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu nặn mụn không đúng cách có thể khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn, để lại sẹo rỗ và thâm mụn. Để tình trạng đó không xảy ra hãy cùng Bloglamdep365.edu.vntìm hiểu cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ ở bài viết dưới đây nhé!!!

Có phải loại mụn nào cũng có thể tự nặn tại nhà?

Để có thể chăm sóc da đúng cách, bạn nên hiểu rõ loại mụn nào có thể và không thể tự nặn mụn tại nhà. Vì có những loại mụn nếu nặn tại nhà thì sẽ để lại trên da các vết sẹo rỗ hoặc thâm mụn, sẽ khiến bạn trở nên rất tự ti. 

Những loại mụn có thể nặn tại nhà

  • Mụn đầu trắng.
  • Mụn trứng cá đang ở tình trạng nhẹ.
  • Mụn đầu đen.
  • Mụn cám.
  • Mụn đã khô cồi, không bị sưng, đau, nhức, viêm

Tuy nhiên, bạn chỉ nên nặn mụn này ở lúc mụn không quá nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn cần nặn mụn đúng cách và làm vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ.

Những loại mụn không nên nặn tại nhà

  • Mụn nặng, bị viêm, sưng.
  • Mụn viêm bị mọc thành mảng lớn. 
  • Mụn trứng cá bọc có nhiều ổ viêm, sưng to và đau, mụn không nhân.
  • Mụn mủ. 
  • Mụn bọc, mụn viêm.

Có nên tự nặn mụn tại nhà không?

Bằng một cách thần kỳ nào đó thì mụn luôn thu hút, hấp dẫn đôi tay của chúng ta đưa lên để nặn. Thế nhưng việc tự nặn mụn sai cách, thiếu khoa học thì luôn được các bác sĩ/ chuyên gia da liễu đưa ra những cảnh báo về hậu quả của chúng.

Bởi vì làm việc này sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao, dễ gây ra sẹo rỗ và thâm mụn, không những thế làn da cũng khó phục hồi hơn. Không những thế, có thể bạn đã và đang gián tiếp phá bỏ hàng rào bảo vệ làn da. Việc tự nặn mụn này có thể làm vi khuẩn vào lỗ chân lông và tạo điều kiện để mụn lan ra các vùng da khác.

Lấy nhân mụn sai cách để lại rất nhiều hậu quả khác nhau. Nên bạn hãy bỏ ngay thói quen này để tránh trường hợp làm cho da ngày càng trở nên xấu đi. Đặc biệt rất dễ để lại sẹo rỗ, chi phí khá cao mà hiệu quả không thể đạt được 100%. 

Các cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ và thâm mụn trên da

Có nên tự nặn mụn tại nhà không?

Nặn mụn đúng cách là gì? Có tác dụng gì?

Nặn mụn đúng cách là hành động lấy nhân mụn ra khỏi da bằng các dụng cụ có tiệt trùng đầy đủ. Đây cũng là cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ, thâm mụn trên da hiệu quả nhất. Tác dụng của lấy nhân mụn chuẩn Y khoa là:

  • Làm sạch da: Nhân mụn bao gồm bã nhờn dư thừa, bụi bẩn, vi khuẩn C.acnes, vi sinh vật, tế bào chết,… Nên việc lấy nhân mụn ra khỏi da đúng cách cũng giống như việc làm sạch da.
  • Cải thiện bề mặt da: Trước khi lấy nhân mụn, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác hơi sần sùi thế nhưng sau khi lấy nhân mụn thì bạn sẽ không còn cảm nhận thấy nền da bị thế nữa.
  • Hạn chế hình thành lên mụn mới, thông thoáng lỗ chân lông: Khi nhân mụn ở dưới da lâu ngày sẽ khiến da trở nên bí bách. Nên khi lấy nhân mụn ẩn dưới da thì cũng là một cách “giải thoát” cho lỗ chân lông và hạn chế hình thành lên mụn mới.
  • Giảm nguy cơ bị viêm nhiễm: Những mụn ẩn nếu lâu ngày mà không được chăm sóc da đúng cách, không làm sạch da thì sẽ có nguy cơ biến thành mụn viêm. 
  • Thời gian điều trị ngắn: Khi lấy nhân mụn thì đồng thời da cũng được làm sạch, giúp cho bề mặt của da trở nên thông thoáng. Nhờ đó sẽ tăng được hiệu quả điều trị, nên thời gian điều trị cũng được rút gọn.

Các cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ và thâm mụn trên da

Nặn mụn đúng cách

Cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ

Khi nặn mụn đúng cách thì cũng mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nặn mụn khi tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và quy trình nặn mụn chuẩn y khoa. Dưới đây là một vài nguyên tắc sẽ giúp bạn tránh được tình trạng da bị sẹo rỗ, thâm mụn sau khi nặn mụn:

Lấy nhân mụn ẩn, không bị viêm 

Nếu cố tình nặn mụn chưa gom cồi hoặc mụn đang bị viêm thì cấu trúc da sẽ bị tổn thương, các ổ vi khuẩn xâm nhập sâu vào da, có nguy cơ để lại sẹo rỗ. 

Lấy nhân mụn chuẩn Y khoa

Nếu lấy nhân mụn đúng quy trình sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị da. Quy trình lấy nhân mụn chuẩn Y khoa sẽ bao gồm 11 bước (thời gian điều trị khoảng 60′-90′):

  • Bước 1: Tẩy trang giúp loại bỏ bụi bẩn hoặc lớp make up trên bề mặt 
  • Bước 2: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp với da giúp da sạch sâu, giảm bóng nhờn.
  • Bước 3: Tẩy da chết giảm bít tắc lỗ chân lông, để lấy lớp sừng trên bề mặt da 
  • Bước 4: Giãn nở lỗ chân lông bằng cách xông hơi. 
  • Bước 5: Hút dầu thừa và mụn cám trên da giúp làm sạch lỗ chân lông 
  • Bước 6: Sát trùng và tiến hành lấy nhân mụn 
  • Bước 7: Sát khuẩn giúp se đầu mụn, giảm sưng đỏ và kháng khuẩn sau khi lấy nhân 
  • Bước 8: Chiếu ánh sáng Omega Light xanh (10 phút) giúp tạo môi trường giàu oxy trong tuyến bã nhờn khiến cho vi khuẩn gây mụn P. Acnes bị tiêu diệt 
  • Bước 9: Chiếu ánh sáng Omega Light đỏ (10 phút) tác động giảm tiết bã nhờn và giảm mụn viêm mủ nhanh 
  • Bước 10: Đắp mask, massage đầu thư giãn 
  • Bước 11: Rửa mặt, bôi kháng sinh kháng khuẩn và bôi kem chống nắng 

Nếu nặn mụn không đúng quy trình sẽ dễ khiến lỗ chân lông bị to, mụn dễ tải phát và gây ra sẹo rỗ.

Các cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ và thâm mụn trên da

Lấy nhân mụn chuẩn Y khoa

Kỹ thuật nặn mụn đúng

Nặn mụn không chỉ đúng quy trình mà còn phải đúng kỹ thuật, lực tác động nhẹ, không được đè mạnh để tránh làm tổn thương cấu trúc da và hạn chế khả năng để lại sẹo rỗ. Ngoài ra, các nhân mụn ẩn ở bên dưới da sẽ có nguy cơ lây lan sang vùng da xung quanh và hình thành các ổ mụn viêm sưng, khiến da đau nhức và mụn đỏ.

Đảm bảo vệ sinh, tiệt trùng

Khi thực hiện các thủ thuật y khoa thì việc đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh là điều tối thiểu để tránh bị viêm nhiễm.

Lưu ý khi nặn mụn không để lại sẹo rỗ, thâm mụn

Một số lưu ý quan trọng trong quá trình nặn mụn:

  • Nhân mụn được lấy sạch sẽ
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ khi nặn mụn
  • Không đưa tay lên cạy nặn mụn 
  • Cho da thời gian nghỉ ngơi trước khi bôi thuốc.
  • Nên sử dụng nước muối thay cho sửa rữa mặt để làm sạch da.

Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn

Sau khi thực hiện lấy nhân mụn đúng cách thì cũng đã hạn chế được mụn viêm, sẹo rỗ và thâm mụn. Tuy nhiên việc chăm sóc da sau khi nặn mụn cũng khá quan trọng nên bạn hãy đọc tiếp để biết cách chăm sóc da:

  • Luôn giữ nền da được sạch sẽ
  • Nếu nặn mụn vào buổi sáng hoặc chiều thì buổi tối chỉ nên rửa mặt bằng nước muối. 
  • Thoa kem chống nắng đầy đủ cho da trước khi ra ngoài.
  • Không đưa tay lên mặt.
  • Hạn chế trang điểm sau khi nặn mụn 5 ngày.
  • Quy trình chăm sóc da nên tiếp tục sau 1 ngày.

Các cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ và thâm mụn trên da

Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn

Kết luận

Qua bài viết của Bloglamdep365.edu.vntrên, chắc hẳn nhiều người đã biết cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ. Trên da mặt có sẹo rỗ sẽ khiến rất nhiều người cảm thấy tự ti, vì vậy hãy làm đúng cách để làn da được cải thiện nhé.

 

Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *