Các loại nám da thường gặp? Cách phân biệt nám da chi tiết?

Các loại nám da thường gặp? Cách phân biệt nám da chi tiết?

Da mặt xuất hiện nám khiến các chị em cảm thấy lo lắng và không biết phải làm thế nào để điều trị. Hơn nữa, có rất nhiều các loại nám khác nhau và cách điều trị mỗi loại lại không giống nhau. Cùng tìm hiểu về cách phân biệt các loại nám qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nám cũng như biết cách điều trị nhé.

Các loại nám da thường gặp

Như đã giới thiệu các loại nám da được chia thành nhiều loại với đặc điểm, tính chất khác nhau. Thường gặp nhất có thể kể đến các loại nám sau đây:

Nám dạng mảng

Nám mảng là các loại nám thường gặp nhất hiện nay, xuất hiện khá phổ biến. Loại này hình thành ở lớp biểu bì da, không bám quá sâu vào trong da, chỉ xuất hiện ở lớp thượng bì và lớp ngoài cùng của da.

Các loại nám da thường gặp? Cách phân biệt nám da chi tiết?

Nám dạng mảng

Nám dạng mảng xuất hiện với màu sắc khá nhạt nâu hoặc xám xanh, có kích thước lớn, lan rộng và biên giới nám da được xác định rõ ràng. Nám mảng thường thấy ở hai bên gò má, cằm, trán, đôi khi che hết toàn mặt. Nám mảng cũng thường xuất hiện ở cánh tay, cổ và vùng lưng.

Nám mảng được hình thành từ các nguyên nhân như tia UV từ ánh nắng mặt trời, căng thẳng stress kéo dài, tác dụng phụ của thuốc tránh thai hoặc xuất phát từ việc quá lạm dụng mỹ phẩm trang điểm. Loại nám da này được phân bổ vào nhóm mức độ nhẹ trong các loại nám, khá dễ điều trị vì chúng xuất hiện lớp thượng bì da bên ngoài.

Nám dạng đốm

Đây là các loại nám có chân sâu nhất trong các loại nám còn được gọi là nám chân sâu. Nám đốm biểu hiện dưới dạng các đốm nâu tròn, đen hoặc xanh, xanh đen có kích thước gần bằng đầu que diêm. Khi được soi dưới đèn sẽ thấy điểm hội tụ của các sắc tố sẫm màu.

Các loại nám da thường gặp? Cách phân biệt nám da chi tiết?

Nám dạng đốm

Nám đốm thường thấy đối xứng ở hai bên má, vùng thái dương, trán và trên cánh tay. Đối với loại nám này thì hiếm khi xuất hiện ở các vị trí khác trên cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến bị nám đốm có thể xuất phát từ việc mất cân bằng nội tiết tố, căng thẳng, lo âu, quá trình lão hóa hoặc ánh nắng mặt trời.
Đây là dạng nám nằm sâu bên trong lớp bì da do tế bào sinh sắc tố melanocyte đẩy melanin từ trung bào lên. Chính vì nằm sâu trong cấu trúc da nên rất khó điều trị và cần nhiều thời gian hơn các loại nám da khác.

Nám dạng hỗn hợp

Các loại nám da thường gặp? Cách phân biệt nám da chi tiết?

Nám dạng hỗn hợp

Nám hỗn hợp là dạng nám khó điều trị nhất, là sự kết hợp của nám mảng và nám chân sâu. Chính vì vậy nên nám hỗn hợp thường xuất hiện cả mảng lớn trên mặt và các đốm nám đậm màu.
Vị trí mà nám hỗn hợp thường hay xuất hiện nhất là vùng hai bên gò má, sống mũi, trán và môi trên. Vì là sự kết hợp của nhiều loại nám da nên nguyên nhân gây nên nám dạng này cũng xuất phát từ rất nhiều như từ môi trường, ánh nắng mặt trời, do di truyền, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng, lạm dụng mỹ phẩm…

Nguyên nhân hình thành nên nám da

Nám da bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau được chia thành hai nguồn tác động như sau.

Yếu tố nội sinh

Lão hóa da là một yếu tố phát sinh từ bên trong cơ thể gây nên nám da. Đây là một quá trình tự nhiên của cơ thể con người khi bước đến tuổi 30. Diễn ra liên tục khiến da ngày một yếu đi, cấu trúc da lỏng lẻo hơn dễ bị ảnh hưởng từ môi trường như tác động của ánh nắng mặt trên gây tăng sinh melanin trên da dẫn đến nám da.

Mất cân bằng hormone, rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, sau khi sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh cũng là những lý do nám xuất hiện. Với cơ thể của nữ giới, nội tiết tố estrogen không chỉ quyết định các vấn đề liên quan đến chức năng tình dục mà còn ảnh hưởng khá lớn đến cơ chế sản sinh hormone MHS (loại hormone làm tăng sinh melanin trong da).

Khi Estrogen có sự biến động kéo theo hoạt động sản xuất MHS bị rối loạn dẫn đến tăng hắc sắc tố gây nám da, các vấn đề về da như tàn nhang, đồi mồi…Ngoài ra việc sử dụng thuốc tránh thai, các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp cũng gây thay đổi nội tiết tố gây nên nám da.
Theo các nghiên cứu thì yếu tố di truyền cũng có liên quan mật thiết đến sự hình thành nám da. Nếu người thân trong gia đình bạn có người bị nám da thì việc bạn bị nám là chuyện khá bình thường. Bên cạnh đó, tình trạng lo âu, stress kéo dài khiến cơ thể sản sinh ra cortisol kích thích tăng MHS sinh melanin dẫn đến nám da.

Yếu tố ngoại sinh

Tác động của tia UV: Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, các tế bào melanocytes trong cơ thể sẽ gia tăng sản sinh melanin đẩy lên bề mặt da để bảo vệ da. Cơ chế này giúp ngăn chặn các tia UV xâm nhập vào da nhưng vô tình cũng làm da nám sạm khi tích tụ quá nhiều melanin.

Các loại nám da thường gặp? Cách phân biệt nám da chi tiết?

Các loại nám da ảnh hưởng từ tia UV

Ăn uống không lành mạnh: Việc nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn chứa nhiều đường, đồ ăn dầu mỡ, các món nướng làm sản sinh AGEs ( một dạng protein bị đường hóa dẫn đến sai cấu trúc, ảnh hưởng đến tính đàn hồi của da). AGEs hoạt động làm đứt gãy các sợi collagen khiến da trở nên yếu đi, tính đàn hồi suy giảm, làm da dễ bị tia UV xâm nhập gây nám da.

Dùng hóa mỹ phẩm quá nhiều: Việc lạm dụng quá nhiều các sản phẩm mỹ phẩm làm trắng da khiến da bị bào mòn, mỏng da, yếu dễ bị tác động của môi trường bên ngoài. Các sản phẩm có chứa chất lột tẩy mạnh cũng khiến cho da dễ kích ứng hơn, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì nguy cơ bị sạm nám cao hơn.>

Ngoài ra các nám da còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như các bệnh lý viêm, dị ứng da, làm việc tại môi trường nhiều hóa chất, sinh sống nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm cũng khiến da dị bị nám.

Tác hại của nám với làn da

Nám da là một bệnh lý liên quan đến da khá khó điều trị, tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ của gương mặt khiến nhiều người tự ti, khó khăn trong giao tiếp, sinh hoạt đời sống và công việc sẽ gặp nhiều trở ngại, bỏ lỡ nhiều cơ hội.

Khi nám da bắt đầu xuất hiện thì đó là dấu hiệu cho sự xuống cấp của làn da. Vô vàng những vấn đề khác về da sẽ kéo đến như bong tróc, da khô sần, trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng, mẩn đỏ… do tế bào da đang trong tình trạng rất yếu, dễ bị môi trường tác động. Bên cạnh đó, nám da còn khiến cho quá trình lão hóa nhanh hơn, các nếp nhăn dễ xuất hiện. Lúc này da vừa nám mà vừa nhăn nheo già đi trông thấy, kém sắc.

Phương pháp điều trị các loại nám hiệu quả

Điều trị các loại nám được thực hiện bởi nhiều phương pháp khác nhau từ sử dụng thuốc uống cho đến thuốc thoa, tác động bên trong lẫn bên ngoài. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày nay điều trị nám da bằng công nghệ cao được rất nhiều bác sĩ da liễu tin dùng.

Điều trị các loại nám bằng laser công nghệ cao là liệu pháp điều trị nám an toàn và hiệu quả cao nhất hiện nay. Hoạt động dựa trên cơ chế phát xung ánh sáng với các bước sóng khác nhau cho từng loại nám nhằm phá hủy tế bào melanin thành những hạt li ti nhỏ, sau đó được thải ra ngoài một cách tự nhiên. Ngoài việc điều trị nám laser còn hỗ trợ tốt cho việc giúp tăng sinh tế bào da, giúp da căng bóng mịn màng hơn.

Ngăn ngừa nám các loại nám như thế nào?

Các loại nám da thường gặp? Cách phân biệt nám da chi tiết?

Chăm sóc da đúng cách để ngăn ngừa nám

Chính vì các loại nám rất khó điều trị nên để ngăn ngừa chúng bạn có thể thực hiện những cách sau:

Chống nắng đầy đủ cho da

Tia UV là nguyên nhân chính gây nên nám da hiện nay. Chính vì thế mà việc chống nắng, bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời là hết sức quan trọng. Bôi kem chống nắng hằng ngày trước 30 phút khi ra đường và bôi lại 2 tiếng một lần để chống nắng được hiệu quả. Ưu tiên kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên và PA+++.

Bên cạnh đó cũng nên kết hợp che chắn kĩ lưỡng, đặc biệt nên hạn chế ra ngoài vào khung giờ từ 10 – 16 giờ. Bởi đây là thời điểm tia UV ngoài trời có chỉ số cao nhất, tác động rất xấu đến da. Nếu bắt buộc phải đi thì nên kết hợp thoa chống nắng và che nắng đầy đủ.

Dinh dưỡng hợp lý

Ăn uống điều độ lành mạnh giàu dinh dưỡng giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa nám da. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm giàu dinh dưỡng, chất chống oxy hóa như vitamin A, E, C, K,… không những giúp da khỏe mạnh từ bên trong mà giúp cải thiện sắc tố da rất tốt, giúp mờ nám da hiệu quả.

Ngoài ra bạn cũng nên uống nước đầy đủ mỗi ngày để da được ẩm, đàn hồi tốt. Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, nhiều đường, các chất kích thích hoặc đồ uống có cồn gây hại cho da.

Hạn chế căng thẳng, lo âu, stress

Stress, lo âu trong thời gian dài  khiến nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn là nguyên nhân hàng đầu gây nên sự tăng sinh melanin trong da khiến da trở nên đen sạm, tối màu. Do đó việc giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan yêu đời là một trong những cách giúp giảm thiểu nguy cơ bị nám hiệu quả.

Để tránh stress bạn có thể lựa chọn nghỉ ngơi, thư giãn khi cảm thấy mệt mỏi, tránh suy nghĩ quá nhiều, luyện tập thể dục thể thao, giải trí vui chơi, nghe nhạc đọc sách, làm những gì mình thấy hứng thú và đem lại niềm vui cho bản thân.

Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da kỹ lưỡng

Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác trôi nổi trên thị trường hay các loại kem trộn tự chế nhằm làm trắng da. Chúng có chứa các thành phần gây lột tẩy, corticoid khiến da dễ kích ứng, gây mỏng yếu da, bào mòn da là cơ hội khiến các tác nhân từ bên ngoài tác động đến da khiến da sạm, nám.

Một số câu hỏi thường gặp về các loại nám

Có nên uống thuốc điều trị các loại nám da không?

Hiện nay việc điều trị nám da nhưng không gây tác động trực tiếp lên da mà thay vào đó là sử dụng thuốc điều trị cũng được khá nhiều người tin dùng. Thuốc uống được dùng để điều trị nám chứa các thành phần hóa học có ích, không gây hại cho da giúp giảm đốm nâu và nám da theo thời gian.

Tuy nhiên việc điều trị các loại nám bằng thuốc uống cần rất nhiều thời gian và sự kiên trì đều đặn. Đặc biệt phương pháp này chỉ được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có đủ chuyên môn hướng dẫn. Không nên tùy tiện sử dụng thuốc để tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn, không những không điều trị được các loại nám mà ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Chữa nám bằng thuốc đông y có tốt không?

Trị nám bằng thuốc đông y đã được người xưa áp dụng từ rất lâu đời khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển như ngày nay. Việc sử dụng thuốc đông y có tốt không phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn thuốc có đảm bảo an toàn hay không. Nếu các bài thuốc sử dụng được nghiên cứu kỹ lưỡng và được cho phép của các lương y chân chính thì việc sử dụng thuốc đông y để điều trị nám hoàn toàn có thể.

Tuy nhiên với phương pháp điều trị này người bệnh cần thật sự kiên trì sử dụng đều đặn bởi đây là liệu pháp cần rất nhiều thời gian. Việc chăm da từ các thảo dược thiên nhiên không thể thực hiện trong ngày một ngày hai chính vì vậy để đạt được kết quả không nên bỏ cuộc dễ chừng.

Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc bắc để điều trị các loại nám còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa mỗi người, có người đáp ứng tốt sẽ cho kết quả nhưng cũng có người không. Do đó để biết được bản thân có thích ứng với thuốc hay không nên tham khảo ý kiến của các lương y trước khi sử dụng để tránh các tác dụng không mong muốn.

Nám da có điều trị dứt điểm được không?

Nám da có điều trị dứt điểm được không là thắc mắc được khá nhiều người quan tâm. Nám da là một bệnh lý về da liên quan đến nội tiết tố trong cơ thể cũng như các tác động từ môi trường. Nám da hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm và ít tái phát nếu bạn chọn được phương pháp điều trị phù hợp với bản thân, kết hợp kiên trì thực hiện và chăm sóc da đúng cách.

Đối với các loại nám nặng lâu năm, liên quan đến hắc sắc tố biến đổi do rối loạn nội tiết tố thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn và khả năng tái phát sẽ cao hơn. Tuy nhiên với công nghệ phát triển hiện đại như ngày nay thì điều trị các loại nám da đã dễ dàng hơn rất nhiều, kết quả cũng đem lại vô cùng hiệu quả.

Kết luận

Trên đây là các loại nám da hay thường gặp nhất cũng như cách điều trị nám sao cho hiệu quả mà Bloglamdep365.edu.vnmong muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng qua bài viết mọi người đã có thể hiểu sâu hơn về nám và bỏ túi thêm được những kiến thức hữu ích hỗ trợ quá trình điều trị của mình đạt được kết quả tốt nhất.

Nội dung tham khảo thêm:

  • Công nghệ điều trị nám tốt nhất hiện nay là gì?
  • Sắc tố melanin là gì? Melanin có vai trò gì với da

Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *