Chia sẻ cách bỏ thói quen nặn mụn để không khiến da thêm tệ

Việc sờ tay lên mặt nặn mụn là một thói quen khá khó bỏ của nhiều người. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến làn da. Làn da vô tình bị tổn thương và các vết mụn có thể trở nên nặng hơn. Do đó bài viết dưới đây sẽ chia sẻ bí quyết các cách bỏ thói quen nặn mụn hiệu quả để không khiến tình trạng da thêm tệ.

Lý do hình thành thói quen sờ tay lên mặt, tự ý nặn mụn

Nặn mụn là thói quen khó bỏ vì chúng được hình thành tự sự bị nghiện của não bộ. Khi tiến hành nặn mụn một hormone vui vẻ được tiết ra gọi là dopamine. Chúng khiến bạn cảm thấy kích thích, thoải mái và do đó mà thói quen nặn mụn không thể nào từ bỏ.

Chia sẻ cách bỏ thói quen nặn mụn để không khiến da thêm tệ

Lý do hình thành thói quen sờ tay lên mặt, tự ý nặn mụn

Ngoài ra việc nhìn thấy mụn xuất hiện xấu xí trên mặt khiến ta rùng mình. Cảm giác sợ hãi, ghê tởm một thứ gì đó cũng là một nhân tố gây ra kích thích. Trí óc thôi thúc bản năng của ta loại bỏ những cái xấu đó. Chứng minh dễ thấy từ thực tế cho thấy rằng ta luôn bị hấp dẫn với những thứ ghê rợn. Điển hình là nhiều người thích chơi trò chơi cảm giác mạnh hoặc xem phim kinh dị.

Đồng thời thói quen này không thể bỏ được có thể bắt nguồn từ trường hợp có liên quan đến yếu tố tâm lý. Chẳng hạn nếu như bạn mắc phải chứng bệnh Dermatillomania. Chứng bệnh tâm lý có thể bắt nguồn từ hai nguồn gốc:

  • Thứ nhất là phản ứng của cơ thể khi gặp phải hiện tượng lo lắng, căng thẳng hoặc tức giận.
  • Thứ hai là thói quen không thể bỏ của con người thường bộc phát khi buồn chán, mệt mỏi hoặc nhàn rỗi.

Bên cạnh đó thì đây cũng có thể là dấu hiệu của việc bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế khi đi kèm với việc sạch sẽ quá mức hay liên tục bứt, nhổ tóc.

Tác hại mà làn da có thể gặp phải khi nặn mụn tùy tiện

Các chuyên gia cùng bác sĩ da liễu đã khuyến cáo không nên tùy tiện sờ tay lên mặt hay tự ý nặn mụn tại nhà. Lấy nhân mụn hỗ trợ điều trị và cải thiện mụn tốt tuy nhiên nếu không được thực hiện đúng cách thì để lại rất nhiều hậu quả cho làn da.

Tình trạng da có những chuyển biến xấu hơn

Ví dụ điển hình nhất đó chính là tình trạng mụn trứng cá trên da sẽ diễn biến xấu đi. Hành động chạm tay lên mặt hay cố tình nặn, bóp các nốt mụn trên da mặt vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn từ tay lây lan qua da mặt. Vi khuẩn xâm nhập khiến da bị viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng và hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ. Lúc này mụn trứng cá chuyển biến xấu và có khả năng cao hình thành nên mụn bọc.

Khiến tình trạng mụn viêm nặng hơn

Thói quen tự ý nặn mụn này không chỉ gây tổn hại làn da mà còn gây ra tổn thương sâu bên dưới làn da. Đặc biệt khi cố gắng nặn các loại mụn không đúng cách có thể gây sưng tấy, mụn nặng hơn.

Nghiêm trọng hơn hết đối với mụn bọc đó chính là sự hình thành một lớp màng bao quanh vùng da bị nhiễm trùng ở lớp hạ bì da, tạo một cục mềm và chứa đầy dịch mủ. Tình trạng này khá phức tạp và bạn cần thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn cũng như ddieuf trị phù hợp.

Để lại sẹo thâm xấu sau mụn

Bên cạnh các hệ lụy gây ra cho làn da được kể như trên thì việc tự ý nặn mụn, chạm tay lên mặt cũng khiến làn da dễ bị thâm, sẹo xấu khó điều trị sau này. Bởi mỗi khi da bị tổn thương thì lúc lành lại rất có thể xảy ra trường hợp mất mô dẫn đến sẹo. Vết thương càng lớn thì mô mất càng nhiều.

Chia sẻ cách bỏ thói quen nặn mụn để không khiến da thêm tệ

Để lại sẹo thâm xấu sau mụn

Dù sẹo lõm không phát triển thì thâm sẹo vẫn để lại. Đồng thời chứng tăng sắc tố có thể xuất hiện nếu không được nặn mụn đúng cách dẫn đến các đốm đen hiện diện trên da sau khi viêm da. Các bệnh lý này cần rất nhiều thời gian điều trị và khá khó khăn. Do đó đây có thể nói là tác hại xấu nhất mà việc thói quen nặn mụn có thể ảnh hưởng đến làn da.

Cách bỏ thói quen nặn mụn hiệu quả

Mặc dù biết thói quen tự ý nặn mụn hay sờ tay lên mặt khá khó bỏ. Nhưng không phải là không có cách chỉ cần bạn cố gắng và kiên trì là sẽ thành công. Sau đây là một số mẹo nhỏ về cách bỏ thói quen nặn mụn mà bạn có thể bỏ túi.

Hạn chế soi gương

Cách đầu tiên để bạn từ bỏ thói quen đưa tay lên mặt nặn mụn đó chính là ngừng soi gương quá thường xuyên. Mặc dù việc soi gương là nhu cầu cần thiết hàng ngày để chăm sóc cá nhân. Tuy nhiên nó cũng chính là thủ phạm khiến bạn nhận thấy khuyết điểm của làn da. Kích thích bản năng muốn loại bỏ cái xấu của cơ thể. Do đó bạn nên hạn chế soi gương khi không cần thiết. Đặc biệt là khi mới vừa tắm nước nóng xong.

Chia sẻ cách bỏ thói quen nặn mụn để không khiến da thêm tệ

Hạn chế soi gương

Làm sạch tay, cắt tỉa móng gọn gàng

Việc giữ móng tay ngắn, gọn gàng tốt nhất một tuần một lần là cách thức ngăn ngừa thói quen đưa tay lên mặt nặn mụn hiệu quả. Ngoài ra việc móng tay được làm gọn, sạch sẽ cũng giảm thiểu nguy cơ gây nên mụn khi chạm tay lên mặt hay nặn mụn.

Giữ cho tay luôn bận rộn

Đây là một phương thức khá độc đáo để ngăn chặn việc đưa tay sờ lên mặt. Khiến đôi tay không có thời gian rảnh bằng cách nắm một quả bóng hoặc đơn giản là dọn dẹp, tưới cây. Cách làm nhằm đánh lạc hướng bàn tay khi rảnh rỗi, ngăn chặn thói quen đưa tay nặn mụn.

Sử dụng mặt nạ

Mặt nạ dưỡng da dạng tấm hoặc kem cũng là phương án tốt giúp giảm sờ tay lên mặt trong lúc nghỉ ngơi hay làm việc. Chúng hoạt động như một rào cản ngăn chặn cảm giác ngứa ngáy, muốn cạy bóc mụn. Đồng thời các dưỡng chất có trong mặt nạ giúp da được nuôi dưỡng sâu tránh bị kích ứng. Ngoài ra mặt nạ cũng có tác dụng làm dịu da hiệu quả, giảm kích ứng và viêm da nếu bạn lỡ nặn mụn.

Thăm khám bác sĩ da liễu

Cuối cùng đó chính là thăm khám các bác sĩ chuyên gia da liễu để được điều trị và lấy nhân mụn một cách đúng đắn. Hạn chế tối đa khả năng gây viêm nhiễm cũng có phương án điều trị phù hợp với bản thân.

Chia sẻ cách bỏ thói quen nặn mụn để không khiến da thêm tệ

Thăm khám bác sĩ da liễu

Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn chính xác tình trạng da cũng như phác đồ điều trị riêng biệt. Lấy nhân mụn chuẩn y khoa hỗ trợ cải thiện mụn hiệu quả, ngừa viêm, ngừa thâm sẹo sau mụn hiệu quả nhất. Đồng thời từ bỏ được thói quen sờ tay lên mặt nặn mụn.

Kết luận

Mong rằng những thông tin trên đã giúp các bạn đọc nắm rõ được các cách bỏ thói quen nặn mụn để không khiến làn da trở nên tệ hơn. Đồng thời tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích xoay quanh vấn đề này. Từ đó tìm ra giải pháp phù hợp với bản thân để khắc phục thói quen xấu khó bỏ này.

Nội dung tham khảo thêm:

  • Cách không bị nổi mụn ở tuổi dậy thì dễ dàng nhất!
  • Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Có tự hết nếu không điều trị

Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *