Có nên nặn mụn mủ không? Cách nặn mụn mủ không để lại sẹo

Mụn là một trong những vấn đề thường gặp ở da và gây mất thẩm mỹ trên gương mặt, trong đó có mụn mủ. Nếu nặn mụn không đúng cách sẽ dễ khiến mụn dễ lây lan, viêm sưng và nổi lên nhiều hơn. Vậy khi xuất hiện có nên nặn mụn mủ không? Cùng Bloglamdep365.edu.vntham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây nên mụn mủ?

Mụn mủ là một trong những tình mụn khá nguy hiểm xuất hiện trên da, dễ viêm sưng và xuất hiện nhiều vi khuẩn. Mụn mủ thường có dấu hiệu sưng to đỏ, nhân mụn nổi rõ khi vừa có màu vàng lẫn trắng, nốt mụn thường rất to, dễ vỡ và đau. Loại mụn này khi vỡ ra thường để loại sẹo to nếu không điều trị đúng cách.

Có nên nặn mụn mủ không? Cách nặn mụn mủ không để lại sẹo

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây nên mụn mủ

Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của loại mụn mủ là do:

  • Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể: Nếu hệ bài tiết của cơ thể kém dẫn ảnh hưởng đến hoạt động của gan và thận. Từ đó dẫn đến tình trạng tiết bã nhờn trên da nhiều hơn khiến da bị bóng dầu gây bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn xuất hiện và hình thành.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Sinh hoạt thất thường, thức khuya và ngủ không đủ giấc, ăn nhiều loại thực phẩm chứa dầu mỡ khiến da dễ hình thành mụn mủ.
  • Di truyền: Phần lớn mụn mủ hình thành là do yếu tố di truyền, nếu gia đình có ba , anh chị em bị mụn mủ thì khả năng cao bạn sẽ gặp tình trạng này.

Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân khác như: vệ sinh da không sạch, lạm dụng nhiều mỹ phẩm,…

Khi nào nên nặn mụn mủ?

Khi da bạn đang bị nổi mụn mủ, bạn không nên nặn nhưng ở một số trường hợp bạn có thể nặn. Nếu để lâu không xử lý, mụn có gây ảnh hưởng cho da, dễ dẫn đến tình trạng thâm sẹo, viêm nhiễm. Theo nhận định từ bác sĩ da liễu, bạn có thể nặn những nốt mụn đã chín, đầu mụn xuất hiện trên da. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được dùng tay vì rất dễ dẫn đến viêm nhiễm, hình thành nhiều vi khuẩn trên da.

Có nên nặn mụn mủ không?

Có nên nặn mụn bọc có mủ không? có lẽ là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Và câu trả lời cho câu hỏi này chính là không nên nặn mụn. Không chỉ riêng mụn bọc mà bất cứ loại mụn nào chúng ta cũng không nên tự ý nặn. Bởi việc tự ý nặn mụn khi chưa hiểu rõ sẽ gây ra nhiều vấn đề sau:

Tăng cao khả năng nhiễm trùng da

Việc tự ý dùng tay nặn mụn khi chưa vệ sinh sạch sẽ, sẽ mang vi khuẩn cùng các chất bẩn từ tay lên mặt, lúc này những chất bẩn sẽ xâm nhập vào vết thương hở gây viêm nhiễm trầm trọng hơn. Điều này vô tình khiến mụn không những không thuyên giảm mà còn trở lên trầm trọng hơn.

Để lại sẹo, vết thâm trên da

Như đã chia sẻ, mụn bọc có thích thước rất lớn nên việc nặn mụn không đúng kỹ thuật sẽ để lại vết thâm và sẹo trên da rất lâu lành. Những nốt thâm và sẹo này có thể mất sau rất nhiều thời gian hoặc thậm chí tồn tại trên da vĩnh viễn.

Làm mụn lây lan nhiều hơn

Lúc nặn mụn, vi khuẩn và máu, mủ từ ổ mụn bị nặn sẽ có xu hướng dính nên các vùng da lân cận, điều này sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công da và tăng nguy cơ lây lan và mọc mụn ở những vùng da kế bên. Thậm chí trong một vài trường hợp còn dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng máu, do bạn bị chảy quá nhiều máu và 1 phần đến từ việc vi khuẩn xâm nhập vào bên trọng.

Với những ảnh hưởng trên có thể thấy, bạn tuyệt đối không được tự ý nặn mụn mủ. Điều cần làm nhất khi xuất hiện tình trạng mụn trên da là đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và có hướng xử lý kịp thời.

Các bước nặn mụn mủ đúng cách, an toàn

Nếu không thể đến các phòng khám, trung tâm để thực hiện việc nặn mụn, bạn có thể tự nặn mụn tại nhà nhưng cần tuyệt đối tuân thủ cũng điều sau:

Vệ sinh da sạch sẽ

Trước khi nặn mụn bạn cần đảm bảo da mình đã đủ sạch với 2 bước tẩy trang và dùng sữa rửa mặt. Bạn nên chọn những sản phẩm giúp làm sạch sâu da mặt để loại bỏ đi được lớp trang điểm, bụi bẩn.

Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn

Trước khi nặn mụn, hãy rửa sạch tay với nước rửa tay hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng khác. Cần vệ sinh tay và các dụng cụ một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành nặn mụn. Nếu việc nặn mụn của bạn cần đến dụng cụ nặn, hãy vệ sinh chúng bằng cồn y tế, nước oxy già hay nước sôi.

Xông hơi cho da mặt

Việc xông hơi da mặt với mục đích giúp lỗ chân lông được giãn nở, từ đó khiến việc nặn mụn được dễ dàng hơn. Bạn có thể xông hơi với nước sôi trong tầm 5 phút hoặc xông hơi với các loại lá tía tô, sả, muối… để giúp sát khuẩn cho da.

Có nên nặn mụn mủ không? Cách nặn mụn mủ không để lại sẹo

Xông hơi cho da mặt

Nặn mụn bọc thật nhẹ nhàng

Không phải tất cả các nốt mụn bọc đều có thể nặn, bạn chỉ nên nặn những nốt có cồi. Lúc nặn nên dùng tay ấn nhẹ từ mọi phía, đảm bảo lực dồn về phía trung tâm mụn, nên nặn nhẹ để tránh bị sẹo.

Sau khi nặn xong cần rửa lại sạch mặt với sữa hay nước rửa mặt có chứa thành phần kháng khuẩn. Hoặc có thể đắp mặt nạ nếu muốn làm dịu hoặc sạch da. Hãy dùng một cục đá sạch đắp nên mụn giúp phần nào da được giảm sưng.

Sau khi nặn mụn xong những ngày sau đó nên hạn chế tiếp xúc da với khói bụi, ánh nắng để đảm bảo da luôn trong tình trạng sạch. Khi đầu mụn đã khô và liền, bạn có thể thoa nghệ, nha đam, mật ong lên chỗ mụn đã nặn để vết thương liền nhanh và không để lại sẹo.

Chú ý thời điểm nặn mụn

Khi mụn chưa chín, bạn tuyệt đối không được tự ý nặn, chỉ nặn những nốt mụn đã chín, đầu nhân và mặt nhân se lại.

Chú ý vị trí mụn mủ nên nặn

Chỉ nên nặn mụn mủ đã chín ở những vị trí mọc đơn lẻ, những bạn gặp nhiều mụn hay mọc thành cụm hoặc mụn ẩn sâu dưới da thì không nên tự ý nặn mà hay đến các trung tâm da liễu để khám và điều trị.

Không dùng móng tay

Bạn tuyệt đối không nên dùng móng tay để nặn mụn vì dễ gây nhiễm trùng và trầy xước, chỉ nên dùng tăm bông hoặc dụng cụ chuyên nặn mụn.

Vệ sinh lại vùng da vừa nặn mụn

Sai khi nặn mụn, bạn nên dùng đá chườm để giảm sưng hoặc nếu vết thương quá lớn. Nếu vết thương quá lớn, bạn có thể dùng băng gạt lớn để băng lại nhằm hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập. Nếu chảy quá nhiều máu, bạn hãy dùng tăm bông để vệ sinh lại nốt mụn của mình.

Dưỡng da và chăm sóc vết thương

Sau khi vết thương đã lành hẳn, bạn có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm hoặc đắp các loại mặt nạ từ thiên nhiên như nha đam, dưa chuột, cà chua,…để làm giảm sưng, dịu da và hạn chế sẹo, thâm mụn.

Có nên nặn mụn mủ không? Cách nặn mụn mủ không để lại sẹo

Dưỡng da và chăm sóc vết thương

Rửa mặt bằng nước ấm

Sử dụng nước ấm rửa mặt 2 lần/ ngày để loại bỏ dầu nhờn, bụi bẩn và giúp vết thương mau lành, không bị tích tụ máu trên da. Bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt chuyên dụng dành cho da mụn và dùng tay massage nhẹ nhàng lên da. Tránh dùng khăn chà sát lên vùng da vừa mới nặn mụn sẽ dễ gây tổn thương da.

Kết luận 

Hy vọng qua bài viết này bạn đã tìm ra câu trả lời có nên nặn mụn mủ không? Và tìm ra được phương pháp điều trị mụn cho mình.Nếu bạn đang bị mụn hãy liên hệ ngay với Phòng khám da liễu Bloglamdep365.edu.vnđể được tư vấn! Chúc bạn sớm lấy lại làn da khỏe mạnh, mịn màng!

Nội dung tham khảo thêm:

  • Da đẩy mụn có nên nặn không?

Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *