Có nên nặn mụn trứng cá không? Nặn mụn trứng cá an toàn và đúng cách 

Mụn trứng cá là tình trạng da xuất hiện các mụn có kích thước nhỏ khi các nang lông bị viêm và tổn thương khu trú. Mụn thường xuất hiện ở những vùng da như mặt, trán, ngực, lưng gây mất thẩm mỹ và khiến nhiều người nôn nóng muốn tự nặn mụn. Nhưng có nên nặn mụn trứng cá không? Hãy cùng Bloglamdep365.edu.vntìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao bị mụn trứng cá?

Mụn trứng cá là căn bệnh da liễu phổ biến nhất thế giới. Theo Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ, có 80% số người trong độ tuổi 11-30 đã từng bị mụn trứng cá.

Có nhiều loại mụn khác nhau như mụn đầu đen, mụn mủ, mụn đầu trắng, mụn nhọt, nốt sần và u nang. Trong đó, mụn mủ và mụn đầu trắng là phổ biến nhất, thường xuất hiện trên da mặt, gây ra ảnh hưởng thẩm mỹ nghiêm trọng. Chúng được biểu hiện dưới dạng viêm da có viền đỏ, chứa nhân, tâm mụn có màu vàng hoặc trắng.

Mụn trứng cá hình thành khi lỗ chân lông bị bít tắc do da có nhiều tế bào chết, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hoặc do vi khuẩn bên ngoài tác động. Khi đó, bề mặt da bị chèn ép, gây viêm, sưng phồng và đỏ tấy, hình thành mụn.

Có nên nặn mụn trứng cá không? Nặn mụn trứng cá an toàn và đúng cách 

Vì sao bị mụn trứng cá?

Có nên nặn mụn trứng cá không?

Theo các nghiên cứu, có đến 80% người bị mụn trứng cá thường tự xử lý mụn bằng phương pháp nặn mụn. Nhưng có nên nặn mụn trứng cá không? Các bác sĩ da liễu luôn khuyến cáo KHÔNG NÊN tự ý sử dụng phương pháp này, vì tự nặn mụn có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da cũng như sức khỏe của bạn.

Khi vùng da của bạn bị nhiễm trùng, việc nặn mụn có thể lây lan vi khuẩn vào các lỗ chân lông và nang lông khác, tạo điều kiện cho mụn lan rộng hơn tại những vùng da xung quanh. Khi bạn cố gắng nặn mụn, đặc biệt khi nặn bằng tay, hàng rào bảo vệ da sẽ bị phá vỡ và có nguy cơ để lại thâm, sẹo vĩnh viễn.

Có nên nặn mụn trứng cá không? Nặn mụn trứng cá an toàn và đúng cách 

Có nên nặn mụn trứng cá không?

Ngoài ra, khi nặn mụn nhưng không lấy hết nhân sẽ tạo ra áp lực mạnh từ bên ngoài lên vùng da mụn, đẩy nhân mụn vào sâu bên trong nang lông hơn. Lúc này nang lông có thể bị vỡ, gây nhiễm trùng ẩn sâu trong lớp da, mụn vẫn sẽ tiếp tục mọc lên trên bề mặt da.

Bên cạnh đó, nặn mụn cũng vô tình làm giảm quá trình chữa lành vết thương tự nhiên của da, kéo dài thời gian hồi phục vùng da bị tổn thương. Các vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập qua việc tự nặn mụn khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Do vậy, tự nặn mụn khiến nốt mụn trứng cá càng nghiêm trọng hơn. 

Chính vì vậy, nếu muốn lấy nhân mụn, bạn cần đến các cơ sở y tế hoặc trung tâm thẩm mỹ có uy tín để được lấy nhân mụn một cách khoa học, đảm bảo an toàn cho da. Trong trường hợp mụn trứng cá xuất hiện nhiều, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị một cách tốt nhất. Khi đó, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây mụn và đưa ra phác đồ điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi và các sản phẩm chăm sóc, cải thiện da phù hợp.

Tác hại khi nặn mụn trứng cá sai cách

Bị mụn trứng cá phải thì phải xử lý như nào? Ý nghĩ hiện lên đầu tiên trong đầu đa số người chính là loại bỏ chúng nhanh chóng bằng cách nặn mụn. Thế nhưng, như đã nói ở trên, nặn mụn sai cách tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm gây hại cho làn da. Vì vậy các bác sĩ da liễu khuyến cáo bạn không nên nặn mụn tại nhà nếu bạn không biết nặn và kỹ thuật nặn như nào. Một số tác hại của việc nặn mụn sai cách là:

Nhiễm trùng

Vi khuẩn từ đôi bàn tay không được vệ sinh sạch sẽ có thể lây lan sang đầu vết thương hở. Đây chính là lý do mà nặn mụn trứng cá bằng tay dễ gây nhiễm trùng và sưng viêm nặng hơn.

Ngoài ra, có những người sử dụng công cụ hỗ trợ nặn mụn. Tuy nhiên nếu không đảm bảo vấn đề vệ sinh, vô trùng sạch sẽ thì tình trạng mụn không thuyên giảm mà còn ngày càng nặng hơn.

Có nên nặn mụn trứng cá không? Nặn mụn trứng cá an toàn và đúng cách 

Tác hại khi nặn mụn trứng cá sai cách

 

Mụn lây lan nhanh hơn

Bàn tay hay những dụng cụ sử dụng trong quá trình nặn mụn ra máu nếu chạm lên vùng da khác sẽ làm lây lan vi khuẩn. Đây chính là yếu tố khiến mụn bọc, mụn trứng cá phát sinh nhiều hơn. Từ một hai nốt mụn có thể lây lan thành một mảng dày đặc với những ổ viêm lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ.

Nguy cơ hình thành sẹo thâm, sẹo lõm, sẹo rỗ

Vết thâm là hệ quả dễ nhìn thấy nhất sau khi nặn mụn sai cách. Nguyên nhân gây thâm chính là do lực tác động mạnh lên những khu vực ổ mụn. Điều này khiến tế bào da tại đây bị tổn thương và hình thành vết thâm.

Những vết thâm này có thể biến mất sau một vài ngày nếu da bạn khỏe. Tuy nhiên ở một số trường hợp, những đốm thâm không hết do tổn thương trên da để lại quá nặng. Ngoài vết thâm, những nốt mụn nặng nếu loại bỏ không đúng cách sẽ gây nên sẹo lõm, sẹo rỗ. Những loại sẹo này rất khó chữa khỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ bề ngoài của người bệnh.

Gây nguy hiểm đến tính mạng

Có nên nặn mụn trứng cá không vì sao? Câu trả lời là không nếu mụn mọc ở những vị trí nguy hiểm như cằm hay khóe miệng, chóp mũi. Theo đó việc nặn mụn có thể tác động đến dây thần kinh, mạch máu dưới da. Thậm chí có một số người đã đột từ vì nặn mụn sai cách. Vì vậy, với những dạng mụn cứng đầu, sưng to, đau nhức ở vùng tam giác trên khuôn mặt bạn tuyệt đối không được tự ý nặn bỏ.

Những trường hợp nên và không nên nặn mụn trứng cá

Theo các chuyên gia da liễu, nặn mụn là một bước quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Thế nhưng không phải loại mụn nào cũng có thể nặn, bởi chúng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dễ gây biến chứng nếu không được xử lý đúng cách. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ bạn nhận dạng một số loại mụn có thể nặn và không thể nặn.

Một số loại mụn trứng cá có thể nặn

Có nên nặn mụn trứng cá không? Các chuyên gia cho biết, bạn chỉ nên nặn mụn khi nó có những đặc điểm sau:

  • Mụn trứng cá dạng nhẹ và không có cảm giác đau nhức, khó chịu.
  • Mụn không có dấu hiệu bị sưng hay tích tụ mủ ở đầu.
  • Nốt mụn trứng cá có kích thước nhỏ, mọc đơn lẻ từng cái.
  • Mụn trứng cá mọc ở một số vị trí không nguy hiểm.
  • Mụn trứng cá đã chín, phần cồi nhân ngả vàng và đã nổi lên bề mặt da.

Những loại mụn trứng cá không được nặn

Mụn trứng cá được ví như “hung thần” làn da và không phải lúc nào cũng có thể nặn, đặc biệt với 2 loại sau:

Mụn trứng cá đầu đen

Mụn trứng cá đầu đen thường xuất hiện khi tuyến bã nhờn trên da hoạt động quá mạnh. Lúc này vi khuẩn và bụi bẩn cũng lợi dụng để xâm nhập vào da, hình thành nên mụn.

Khi bạn nặn và loại bỏ phần nhân mụn, vô tình khiến bề mặt da xuất hiện khoảng trống. Phần gốc mụn chưa được lấy hết sẽ tiếp tục được làm đầy và tạo thành mụn mới với kích thước to hơn, sưng tấy, viêm nhiễm nặng hơn. Với trường hợp này nếu bạn nặn mụn sẽ tạo ra những vết xước gây viêm nhiễm, mưng mủ và để lại vết thâm.

Mụn trứng cá đầu trắng

Mụn trứng cá có nên nặn không? Với loại mụn đầu trắng người bệnh cũng không nên nặn. Bởi mụn đầu trắng thường nằm ẩn sâu dưới da, vì thế khi bạn dùng tay không để nặn mụn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan sang các lỗ chân lông khác. Từ đó khiến mụn nổi nhiều hơn, mức độ tổn thương nặng hơn. Ngoài ra đây cũng là nguy cơ hình thành nên những bệnh lý viêm da khác.

>>> Xem thêm: Lý do khiến Bloglamdep365.edu.vntrở thành phòng khám trị mụn uy tín hàng đầu cả nước

Kết luận 

Trên đây là những thông tin mà Bloglamdep365.edu.vnđã giải đáp thắc mắc có nên nặn mụn trứng cá không? Bạn tuyệt đối không được tự ý nặn mụn trứng cá. Nếu không may gặp phải tình trạng này, bạn hãy kiên nhẫn và thực hiện các biện pháp phục hồi da từ bên trong cũng như đến gặp bác sĩ da liễu để cải thiện đó. 

Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *