Có nên peel da sau khi nặn mụn là một câu hỏi thường gặp sau khi nặn mụn của các chị em. Vậy đáp án của câu hỏi này là gì? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có đáp án chính xác nhất cho bản thân nhé!
Peel da là gì?
Trước tiên, để được giải đáp câu hỏi có nên peel da sau khi nặn mụn bạn cần biết biết rõ peel da là gì đã.
Những thông tin cơ bản phương pháp Peel da
Chemical Peel chính là tên gọi khác của phương pháp peel da. Với cơ chế làm đẹp là sử dụng những hợp chất tự nhiên để tiến hành có tác động mạnh trực tiếp lên bề mặt da. Peel da có tác dụng giúp loại bỏ tế bào da chết, bụi bẩn và vi khuẩn ở sâu dưới lỗ chân lông vô cùng hiệu quả.
Kích thích tế bào da bong tróc ra nhanh hơn để tái tạo một làn da mới với đặc điểm tươi sáng hơn và giảm bớt nếp nhăn vô cùng hữu hiệu là một trong những công dụng cực kì nổi bật của phương pháp peel da.
Thông thường da mất khoảng 28 ngày để hoàn thành chu trình tái tạo và thay thế các tế bào da hư tổn. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp peel da, quá trình này sẽ được đẩy nhanh tiến độ hơn.
Phân loại các phương pháp Peel da
Có một điều mà chắc hẳn nhiều người chưa biết là peel da cũng được chia thành nhiều loại.
- Peel nông: Đây là cấp độ peel da nhẹ nhất. Cấp độ này sử dụng các hóa chất tác động vào lớp trên cùng của biểu bì da nhằm lấy đi lớp tế bào chết. Là cấp độ nhẹ nên sẽ không mang lại cảm giác đau, rát và đồng thời hiệu quả cũng thấp vì nó tác động đến lớp bên ngoài để lấy đi phần da chết. Cấp độ này phù hợp để làm sạch da, điều trị mụn và có tác động giúp trắng da nhẹ nhàng.
- Peel trung: Là cấp độ peel trung bình. Cấp độ này sử dụng các hoạt chất tác động tới lớp sâu nhất của tầng biểu bì – nơi chịu trách nhiệm về vấn đề da ẩm hoặc khô, nứt nẻ, màu cơ bản của da. Tác dụng của cấp độ này là lấy đi các tế bào chết, giúp lớp da ngoài cùng bong tróc dần và hình thành nên lớp da mới.
- Peel sâu: Đây là cấp độ peel da cao nhất. Ở cấp độ này sẽ tác động vào tầng hạ bì của da. Peel sâu có ảnh hưởng tới việc hình thành nếp nhăn, độ mỏng, dày và sự căng của da. Cấp độ này phù hợp cho những bạn muốn điều trị các vấn đề trên da như phục hồi tình trạng lỗ chân lông to, xóa thâm và làm trắng da…
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp peel da
Mỗi phương pháp chăm sóc da sẽ có những ưu nhược điểm nhất định, peel da cũng vậy. Dưới đây là ưu nhược điểm của phương pháp peel da, bạn có thể theo dõi để từ đó ra quyết định cho mình.
Ưu điểm
- Điều trị mụn hiệu quả: Peel da có thể điều trị hầu hết tất cả các loại mụn, ngăn ngừa mụn tái phát, điều trị các loại sẹo, thâm mụn trên làn da.
- Trị mụn vi tổn thương mà không để lại sẹo: Với công nghệ phá vỡ tế bào hư tổn bằng việc tạo nên các vì tổn thương trên bề mặt da, kích thích quá trình đẩy nhân mụn cùng với sự sản sinh collagen mạnh mẽ. Peel da được xem là phương pháp điều trị mụn, xóa thâm hiệu quả nhất.
- Liệu trình điều trị trong khoảng thời gian ngắn: Mỗi lần peel da bạn chỉ mất từ 5-10 phút thực hiện, các liệu trình peel da cũng nhanh, thường từ 2-3 lần cho điều trị nhẹ, 5-7 lần cho điều trị nặng.
- Không cần tốn thời gian nghỉ dưỡng: Phương pháp này không cần bạn phải tốn thời gian nghỉ ngơi, kiêng khem sau peel da.
- Hiệu quả kéo dài: Sau khi peel da kết hợp với việc chăm sóc da khoa học, bạn sẽ có làn da mịn màng, trắng sáng và khỏe mạnh như mong muốn trong thời gian dài.
Nhược điểm
Tuy nhiên, peel da cũng tồn tại một vài nhược điểm như:
- Phải lựa chọn nơi thực hiện peel da kỹ càng: Là một phương pháp dùng các hoạt chất để tác động lên da vậy nên việc nơi thực hiện, các hoạt chất dùng để thực hiện việc peel da pahir được lựa chọn kỹ càng, tìm hiểu rõ ràng nguồn gốc hoạt chất và trình độ của người thực hiện peel da.
- Dễ xuất hiện tình trạng lạm dụng peel da: Vì là phương pháp làm đẹp cho hiệu quả nhanh chóng mà chi phí điều trị lại thấp nên dễ làm xuất hiện tình trạng “nghiện”. Tuy nhiên, quá lạm dụng phương pháp peel da làm đẹp sẽ xuất hiện những trường hợp ngoài ý muốn.
Những lưu ý cần biết trước khi Peel da
Để có một quá trình peel da thành công, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Nên có chu trình chăm sóc da khoa học trước khi peel da.
- Xây dựng được một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý trước, trong và sau peel da..
- Trước khi peel da 2 đến 3 ngày bạn không nên tẩy tế bào chết.
Có nên peel da sau khi nặn mụn?
Theo các bác sĩ da liễu, tùy vào cơ địa, tình trạng da tại thời điểm đó mà mỗi cá nhân nên hoặc không nên peel da sau khi nặn mụn.
Peel da sẽ sử dụng sản phẩm chứa các acid tự nhiên nên khi tác động vào da có thể khiến bề mặt ửng đỏ và rát. Vậy nên nếu ngay sau khi nặn mụn mà bạn còn áp dụng thêm phương pháp peel da thì sẽ khiến da chịu thêm nhiều tổn thương.
Đặc biệt với những làn da có nhiều loại mụn như mụn viêm, mụn nang nặng nề thì càng không được vừa nặn mụn xong rồi peel ngay bởi có thể mang đến cảm giác đau đớn, đôi khi là phá hủy làn da.
Tuy nhiên, với những làn da mà mụn chỉ là các loại mụn đầu đen hay mụn trứng cá nhỏ thì có thể peel da sau khi nặn mụn. Bởi vì trong trường hợp này da chịu ít các tổn thương do nặn mụn nên peel da là phương pháp thúc đẩy quá trình điều trị mụn nhanh hơn.
Đặc biệt, trong trường hợp mụn ẩn thì càng có nên peel da sau khi nặn mụn và peel da cực kì thích hợp để điều trị mụn ẩn sau khi nặn.
Một số câu hỏi thường gặp khi peel da
Ngoài những thông tin trên, dưới đây là một vài tahwcs mắc về vấn đề peel da.
Da mụn có peel được không?
Như đã trả lời ở trên, tùy vào loại mụn trên da mà bạn sẽ nên hoặc không nên peel da. Tóm tắt thì các loại mụn trên da có thể thực hiện peel da là: Mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn trứng cá. Còn những trường hợp mụn viêm, mụn nang thì không nên peel da.
Peel da khi nào thì hiệu quả?
Thời điểm để peel da có hiệu quả tốt nhất là khi làn da của bạn đang khỏe mạnh và không xuất hiện các tình trạng mụn viêm, các vết thương hở hay rách chảy máu.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về phương pháp peel da và những thông tin xoay quanh việc peel da sau nặn mụn. Hy vọng những thông tin trên đã có thể giải thích thỏa đáng cho câu hỏi có nên peel da sau khi nặn mụn. Chúc bạn có được một làn da khỏe đẹp từ những tip chăm sóc da đúng cách của bài viết trên.
Nội dung tham khảo thêm:
- Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn giúp phục hồi da nhanh chóng
- Nên bôi gì sau khi nặn mụn?
Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn