Mụn là vị khách “không mời mà đến” ở bất kỳ mọi giới tính, độ tuổi hay đối tượng nào. Nếu không biết cách điều trị và chăm sóc da mụn thì rất dễ khiến tình trạng mụn nặng hơn, để lại nhiều sẹo rỗ, tổn thương da nghiêm trọng. Da đẩy mụn có nên nặn không? Và cách chăm sóc da Và cách chăm sóc da khi mụn đẩy lên như thế nào nên đi nặn ở spa hay tự nặn? Bài viết này Bloglamdep365.edu.vnsẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn!
Dấu hiệu của đẩy mụn là gì?
Đẩy mụn là tình trạng mụn của một người có vẻ trở nên nghiêm trọng hơn khi họ dùng thuốc điều trị và thuốc bắt đầu phát huy tác dụng.
Mụn sẽ nổi nhiều hơn, thậm chí ở những vùng da mới chưa nổi mụn trước đó. Sự phát triển những nốt mụn mới này có thể dữ dội hơn bình thường, nốt lớn hơn và viêm nhiều hơn.
Các nhân mụn đóng sẽ chuyển thành mụn viêm, to hơn và xuất hiện mụn nang mụn mủ gây đau nhức. Việc mụn nổi lên nhiều trong quá trình đẩy mụn chứng tỏ rằng da đang đáp ứng thuốc trị mụn và tình trạng này sẽ được cải thiện và nhanh chóng được khắc phục.
Tuy nhiên đây không phải là một điều xấu, dấu hiệu đẩy mụn cho thấy da bạn đang đáp ứng thuốc. Và sẽ bắt đầu cải thiện tốt hơn sau khi đã đẩy hết mụn lên.
Nguyên nhân gây ra đẩy mụn
Nguyên nhân gây ra việc đẩy mụn có rất nhiều nhưng dưới đây là 2 nhóm nguyên nhân chính:
Do bên ngoài
Môi trường ô nhiễm: Những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi khiến da bí tắc, nhiễm độc, nổi mụn. Những vật dụng hàng ngày như chăn, gối, khẩu trang, khăn mặt,…bị bẩn cũng khiến da nổi mụn.
Làm sạch chưa tốt: Một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn chính là do làm sạch da chưa tốt. Nếu bạn có dùng kem chống nắng hoặc kem face ngày thì nhất định phải dùng tẩy trang (chưa kể makeup nhé).
Làm sạch bằng sữa rửa mặt đủ 2 lần/ngày. Tẩy da chết tuần 1-2 lần giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn chặn tắc nghẽn gây mụn.
Làm sạch da còn giúp giảm nguy cơ tấn công của vi khuẩn P-acnes – thủ phạm gây mụn trứng cá, mụn viêm.
Chọn mỹ phẩm không phù hợp:
- Mỹ phẩm có chứa Corticoid – chất lột tẩy có khiến bào mòn da, làm mỏng da, gây tổn thương mụn, nám, thường có trong kem trộn. Nên tránh xa mỹ phẩm này.
- Nếu bạn da dầu nhưng dùng mỹ phẩm có chứa dầu, hoặc các chất gây bí lỗ chân lông thì cũng rất dễ bị mụn. Da nhạy cảm nên tránh xa các phụ gia như hương liệu, cồn để tránh nổi mụn nhé!,…
- Bên cạnh đó, một số người bị mụn do tương tác giữa các thành phần trong các loại mỹ phẩm khác nhau trong chu trình skin care: Ví dụ dùng BHA với Retinol, BHA với vitamin C, benzoyl peroxide với retinol, vitamin C với AHA,…
- Một số nguyên nhân như: massage quá mạnh tay, bắt đầu tập dùng máy rửa mặt,… cũng có thể khiến da nổi mụn do phản ứng tự nhiên của da.
Do bên trong
Bên cạnh các yếu tố bên ngoài thì nội tiết tố bên trong và một số yếu tố khác cũng là nguyên nhân gây ra mụn:
- Sự thay đổi nội tiết tố: Giai đoạn dậy thì, hoặc phụ nữ mang thai, cho con bú có tỷ lệ bị mụn cực kỳ cao. Đó là do sự rối loạn hormone, thay đổi nội tiết trong cơ thể, khiến cho bã nhờn hoạt động mạnh, nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông gây mụn.
- Tác dụng phụ của thuốc tây: Thuốc tây, bao gồm cả thuốc điều trị, thực phẩm chức năng, hay thuốc tránh thai,… đều có nguy cơ tác dụng phụ là gây mụn. Điều này có thể nhiều người không biết, nhưng nó là sự thật đấy nhé!
- Do bệnh lý: Nếu bạn đang mắc những bệnh lý về gan, mật (chức năng đào thải) hoặc bị viêm loét dạ dày, nóng trong,… thì nguy cơ bị mụn cũng rất cao. Người có hệ miễn dịch kém cũng sẽ dễ bị mụn hơn so với người khỏe mạnh, bạn nhé!
- Những yếu tố như stress, căng thẳng, mất ngủ,… cũng đều là nguyên nhân góp phần gây ra mụn.
- Ăn đồ ăn cay nóng hay đồ nướng, chiên nhiều dầu mỡ khiến da dễ nổi mụn.
Việc đẩy mụn có tốt không?
Nổi mụn nhiều trong quá trình đẩy mụn khiến nhiều chị em lo lắng và gây mất thẩm mỹ trên gương mặt. Theo nhận định từ các chuyên gia da liễu, việc đẩy nhân mụn khi bạn sử dụng thuốc điều trị là hết sức bình thường. Hiện tượng này cho thấy rằng các loại thuốc phát huy tác dụng tốt, mụn trên da sẽ thuyên giảm, cải thiện và mịn màng hơn sau quá trình đẩy mụn.
Nếu da bạn không được đẩy mụn thì những nốt mụn sẽ nằm sâu dưới da và lâu ngày hình thành nên sẹo rỗ, mụn thâm thậm chí phá vỡ cấu trúc da. Việc mụn nổi lên nhiều trong quá trình dùng thuốc cho thấy rằng da bạn có nhiều mụn, cần được điều trị và lấy sạch nhân mụn.
Vì vậy, việc đẩy mụn là hết sức bình thường, rất tốt cho da trong quá trình sử dụng thuốc. Nếu mụn nổi lên quá nhiều và gây khó chịu, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để được tự vấn và tăng giảm liều lượng cho phù hợp.
Đẩy mụn có nên nặn không?
Khi bị mụn chắc chắn ai cũng thắc mắc là: Không nặn mụn có tự hết không? có nên nặn mụn hay không? Nặn mụn liệu có trị được dứt điểm hay không?
Thực tế, trong quy trình điều trị mụn chuẩn Y khoa, cần phải lấy nhân mụn (nặn mụn). Tuy nhiên, bước này cần được thực hiện bởi các chuyên gia, không nên tự ý nặn mụn tại nhà.
Khi bạn sử dụng kem chấm mụn hoặc các sản phẩm có chứa benzoyl peroxide, BHA, AHA,… nó chỉ có tác dụng giúp giảm viêm sưng, gom cồi mụn, thúc đẩy nhân mụn nhanh chín, chứ hoàn toàn không triệt tiêu được cồi mụn. Nhiều người nghĩ chỉ cần dùng kem trị mụn là có thể dứt điểm mụn, điều này hoàn toàn sai nhé! Muốn điều trị mụn nhất định phải đi lấy nhân mụn.
Một số trường hợp mụn ở dạng sợi bã nhờn, mụn li ti không có nhân, bạn có thể không cần đi nặn, nhưng phải chú ý bước tẩy trang, làm sạch, tẩy tế bào chết… và dùng những sản phẩm chăm sóc da phù hợp để làm giảm mụn.
Nên đi nặn ở spa hay tự nặn
Khi bị đẩy mụn lên bạn nên đi đến spa nặn, chọn chỗ nặn mụn bằng tay thì sẽ ít để lại thâm và đỡ đau hơn nặn bằng que. Bạn cũng có thể tự nặn ở nhà nhưng nó rất dễ bị xót nhân và có thể hình thành lên mụn viêm lớn hơn lúc đó khó có thể điều trị bạn phải tìm đến bác sĩ da liễu thăm khám và điều trị. Đi nặn mụn thì bạn nên đi đến các cơ sở spa uy tín để nặn được sạch và an toàn nhất.
Làm thế nào để phân biệt kích ứng và da có dấu hiệu đẩy mụn?
Một dấu hiệu của phản ứng dị ứng là sự xuất hiện của các nốt mụn li ti, đỏ, ngứa hoặc sưng da. Trong khi đẩy mụn chỉ khiến cho da bạn trông nhiều mụn hơn do mụn ẩn được đẩy lên cùng một lúc. Bạn cũng có thể xem qua thành phần của thuốc hoặc sản phẩm để biết liệu da mình có đang đẩy mụn hay không.
Các sản phẩm với những thành phần hoạt chất như axit glycolic, lactic, axit salicylic hoặc retinol có thể gây ra tình trạng đẩy mụn vì tính chất thúc đẩy tái tạo da của chúng.
Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng một sản phẩm không có tính chất tái tạo da như kem dưỡng ẩm hoặc sữa rửa mặt thì hiện tượng mụn nổi trên da có thể là một phản ứng dị ứng, chứ không phải là tình trạng, dấu hiệu đẩy mụn.
Nếu bạn gặp những triệu chứng dị ứng này, hãy ngừng sử dụng sản phẩm ngay lập tức và liên hệ với chuyên gia da liễu để được thăm khám và tìm ra cách khắc phục.
Cách phòng ngừa mụn ẩn quay lại
Mụn ẩn là loại mụn nếu không trị dứt điểm sẽ “đeo bám” khá dai dẳng. Vì vậy nếu việc điều trị mụn ẩn đã có hướng tích cực, chúng ta hãy cố gắng giữ cho chúng không quay lại bằng những cách sau:
- Hạn chế sử dụng đường và đồ ngọt hàng ngày
- Thay ga giường, vỏ gối thường xuyên.
- Tránh sờ tay lên mặt, hay cố nặn cậy những đốm mụn ẩn một cách không vệ sinh.
- Tập thể dục mỗi ngày để đào thải độc tố và đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc.
- Tẩy trang mỗi ngày và rửa mặt 2 lần/ ngày, không chà xát mạnh lên da và sử dụng BHA hoặc AHA để ngăn ngừa mụn ẩn.
- Tránh áp sát điện thoại vào má, mặt vì trên điện thoại sẽ có nhiều vi khuẩn.
Kết luận
Trên đây là các cách đẩy mụn có nên nặn mà Bloglamdep365.edu.vnmách bạn đó. Áp dụng các phương pháp trên sẽ giúp nhân mụn tự trồi lên mà không cần nặn. Chúc các bạn nhanh chóng lấy lại được làn da mịn màng và không bị mụn nhé!
Nội dung tham khảo thêm:
- Các loại mụn không nên nặn tùy tiện tại nhà
- Có nên nặn mụn mủ không?
Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn