Nặn mụn là phương pháp nhằm loại bỏ nhân mụn sạch sẽ ra khỏi lỗ chân lông hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị mụn. Bên cạnh đó thì việc chăm sóc da sau khi nặn mụn cũng vô cùng quan trọng giúp da được nhanh chóng phục hồi. Có nhiều thắc mắc được đặt ra xoay quanh vấn đề chăm sóc da này. Có nên bôi nghệ tươi sau khi nặn mụn hay không được khá nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhé.
Lợi ích trị mụn thâm tuyệt vời của nghệ tươi
Nghệ là một thành phần thiên nhiên được thấy nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da. Với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn cực tốt hỗ trợ chữa lành vết thương hiệu quả. Do đó nghệ được ứng dụng làm ức chế tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy sau khi nặn mụn, diệt khuẩn ngăn ngừa da nhiễm trùng.
Đồng thời nghệ còn chứa hàm lượng lớn vitamin E giúp nuôi dưỡng và tái tạo da hữu hiệu. Vitamin E trong nghệ hỗ trợ hồi phục da bằng cách kích thích tăng sinh tế bào mới tươi trẻ và khỏe mạnh, lấp đầy các tế bào bị mất sau khi nặn mụn, giúp vết thương được nhanh chóng chữa lành.
Ngoài ra nghệ còn giúp da tăng cường đề kháng, miễn dịch trước vi khuẩn gây mụn, hạn chế mụn tái phát. Giúp da tăng độ đàn hồi, căng mịn và sáng khỏe hơn. Hoạt chất curcumin có trong nghệ còn là thành phần vàng giúp da đào thải các tế bào gốc tự do, ức chế hình thành nên sắc tố melanin giúp ngừa thâm sẹo sau mụn hiệu quả. Làn da sẽ được hồi phục nhanh chóng, láng mịn và rạng rỡ.
Có nên bôi nghệ tươi sau khi nặn mụn?
Các hoạt chất mang tính kháng sinh trong nghệ khá tốt cho làn da lại an toàn và lành tính đảm bảo không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm. Do đó việc có nên bôi nghệ tươi sau khi nặn mụn là hoàn toàn có thể.
Bởi sau khi nặn mụn da có những tổn thương nhất định, sức đề kháng của da cũng giảm mạnh. Do đó các vết thương hở sau khi nặn mụn rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương và có khả năng viêm nhiễm trở lại. Chính vì thế mà việc sử dụng nghệ tươi được nhiều người tin tưởng nhằm ngăn ngừa sự viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình hồi phục da.
Việc sử dụng nghệ tươi không chỉ giúp da nhanh chóng được chữa lành mà còn hỗ trợ ngừa thâm sẹo tốt. Chính vì những lợi ích mà nghệ tươi đem lại mà việc bôi nghệ tươi sau khi nặn mụn được ứng dụng khá nhiều. Các bạn có thể tận dụng tốt nguyên liệu tự nhiên này để làm đẹp da tối đa nhé.
Cách dùng nghệ tươi trị thâm mụn hiệu quả
Sau khi tìm ra đáp án có nên bôi nghệ tươi sau khi nặn mụn hay không thì tiếp đến bạn nên quan tâm đến cách sử dụng nghệ tươi như thế nào để đạt hiệu quả.
Sau khi nặn mụn da có những vết thương hở có thể kèm theo máu. Chính vì thế bạn chỉ nên vệ sinh da nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý trong ngày đầu tiên. Không sử dụng bất cứ sản phẩm mỹ phẩm hay thuốc gì bôi lên da trong giai đoạn này kể cả nghệ. Để da có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và ổn định lại.
Một ngày sau đó bạn có thể vệ sinh nhẹ nhàng và sử dụng một ít toner để cân bằng độ pH cho da cũng như hạn chế kích ứng. Nếu da vẫn còn sưng thì bạn có thể chườm đá lạnh khoảng 5 phút để giảm sưng, se khít miệng vết thương.
Sau khi để mặt được khô một cách tự nhiên thì bạn dùng một vài củ nghệ tươi rửa sạch xay nhuyễn và lấy nước cốt. Bôi nghệ vừa vắt lên vùng da vừa nặn mụn nhẹ nhàng. Lưu lại trên da khoảng 10 – 15 phút sau đó có thể rửa lại da với nước sạch. Thực hiện hai lần mỗi ngày sẽ giúp vết thương nhanh chóng được chữa lành và không để lại thâm sẹo, làn da được căng mịn, hồng hào.
Nên làm gì sau khi nặn mụn?
Câu trả lời cho vấn đề có nên bôi nghệ tươi sau khi nặn mụn hay không đã được giải đáp. Tuy nhiên để da nhanh chóng chữa lành, hồi phục một cách toàn diện nhất bạn không chỉ thể chỉ dùng nghệ mà cần có chế độ chăm sóc da phù hợp.
- Trong vòng 24 giờ đầu bạn nên dùng tăm bông chấm dung dịch khử khuẩn lên các nốt mụn để tiệt trùng và bảo vệ da. Hiện nay có rất nhiều dung dịch giúp sát khuẩn hiệu quả, bạn nên tham khảo thực hiện theo tư vấn của bác sĩ điều trị. Hạn chế sử dụng cồn bởi chúng sẽ gây rát nếu da bạn nhạy cảm và khó chịu.
- Có thể sử dụng thêm các sản phẩm chấm mụn như polysporin, antibiotic gel hoặc aloe vera gel… để che vết mụn. Giúp vết thương sau khi nặn mụn được nhanh chóng lành, tỉ lệ sẹo cũng giảm thấp. Tuy nhiên dù là bất cứ sản phẩm nào có lành tính đi chăng nữa bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
- Sau khi da đã ổn định thì tiếp tục sử dụng các sản phẩm skincare như thường ngày. Lưu ý lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ tránh kích ứng cho da. Khi đã thoa các dưỡng chất lên da, nếu bôi lên các nốt mụn vừa nặn thì không nên thoa sang vùng da khác nhằm hạn chế sự lây lan mụn.
- Không trang điểm cho đến khi mụn được khép miệng và lành hẳn
- Tuyệt đối không chạm tay lên mặt, sờ vào các nốt mụn trên da. Đồng thời không nên cạy lớp vảy mà nên để chúng tự rơi ra.
Những lưu ý cần quan tâm ngăn ngừa mụn tái phát
Để da được nhanh chóng cải thiện và chữa lành bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây.
- Tăng cường bổ sung các khoáng chất và vitamin có lợi cho da có trong các loại rau xanh, trái cây tươi mỗi ngày…
- Không lạm dụng quá nhiều mỹ phẩm, đặc biệt tránh xa các sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, chứa nhiều hóa chất độc hại cho làn da.
- Thực hiện chăm da đúng cách bằng cách làm sạch da hàng ngày chuyên sâu với cả tẩy trang và sữa rửa mặt dù không trang điểm.
- Thường xuyên tẩy da chết định kỳ cho da kết hợp dưỡng ẩm đầy đủ cho da.
- Uống nhiều nước để da không bị khô hoặc thiếu ẩm.
- Ăn uống khoa học tránh các đồ cay nóng, dầu mỡ, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá.
- Bảo vệ da trước các tác động xấu của môi trường như khói bụi, tia UV từ ánh nắng mặt trời bằng cách bôi kem chống nắng đầy đủ và che chắn cẩn thận cho da.
- Thường xuyên luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và làn da.
- Luôn giữ cho tình thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress, lo âu kéo dài.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được vấn đề có nên bôi nghệ tươi sau khi nặn mụn hay không. Cũng như tích lũy thêm được nhiều kiến thức hữu ích về công dụng của nghệ trong làm đẹp da, cách dùng nghệ tươi hiệu quả và những lưu ý chăm sóc da giúp da nhanh chóng được chữa lành sau khi nặn mụn.
Nội dung tham khảo thêm:
- Bôi gì sau khi nặn mụn? Tổng hợp sản phẩm được bác sĩ kê sau nặn mụn
- Bôi povidine sau khi nặn mụn có được không?
Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn