Betadine là một cái tên quen thuộc được ứng dụng nhiều trong các trường hợp cần sát khuẩn bởi tính sát trùng hữu hiệu của chúng. Trong đó ứng dụng điều trị mụn được truyền tai nhau đem lại hiệu quả là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Vậy bôi betadine sau khi nặn mụn có được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin để giải đáp vấn đề trên.
Betadine là gì?
Betadine là một thương hiệu dung dịch sát khuẩn khá phổ biến hiện nay được sản xuất bởi công ty Mundipharma. Có nhiều loại với những công dụng khác nhau tuy nhiên chúng đều chứa thành phần chính là povidone – idone (phức hợp của iod và polyvinylpyrrolidone).
Khi được sử dụng các iod tự do sẽ được dần dần giải phóng đem lại công dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, bào tử, nấm, nấm men và đơn bào. Trong khi đó tác dụng diệt khuẩn của povidine – iod vẫn giữ nguyên giống các sản phẩm chứa iod tự do nhưng lại ít độc hại hơn. Do đó được nhiều người tin tưởng ưu tiên sử dụng hơn. Ngoài ra với bảng thành phần không chứa oxy già hay cồn nên không gây ra cảm giác châm chích hay khó chịu trên da và niêm mạc.
Các loại betadine hiện nay
Hiện nay có rất nhiều loại betadine khác nhau với những công dụng riêng biệt. Sau đây là 3 dòng sản phẩm dung dịch khá phổ biến được khá nhiều người tin dùng.
Dung dịch Betadine xanh lá dùng để súc miệng
Đây là sản phẩm nước súc miệng khá phổ biến với dung tích 125ml được sử dụng nhiều trong vệ sinh khoang miệng, giải quyết các vấn đề liên quan đến răng, miệng. Với bảng thành phần chính chứa povidine – iod 1 %, menthol, glycerol, methyl salicylate, ethanol 96%, saccharin sodium và nước tinh khiết. Hỗ trợ khử khuẩn khoang miệng, viêm răng lợi hiệu quả, hơi thở thơm mát hơn.
Dung dịch Betadine xanh dương dành cho phụ khoa
Betadine Vaginal Douche 125ml là dung dịch sát khuẩn dành cho phụ khoa khá phổ biến. Thành phần ngoài povidine – iod còn chứa nonoxynol, fleuroma bouquet 477 và nước tinh khiết. Sản phẩm được ứng dụng nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín, xử lý các trường hợp như: khí hư, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo,… do nấm Trichomonas, Candida. Lưu ý dung dịch này chỉ nên được sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Dung dịch Betadine vàng sát khuẩn
Thuốc Betadine Antiseptic Solution 10% là một sản phẩm khá thông dụng trong việc sát trùng vết thương được khá nhiều người sử dụng. Với dung tích 30ml đóng gói thành phần gồm có: Povidone iod 10%, nonoxynol 9, glycerol, disodium hydrogen phosphate, sodium hydroxide, citric acid, potassium iodate và nước tinh khiết.
Dung dịch betadine vàng sát khuẩn được ứng dụng nhiều trong các trường hợp như vết thương hở, nấm da, vết bỏng, herpes hoặc chốc lở… Ngoài ra còn được ứng dụng nhiều trong sát khuẩn tay và các dụng cụ trong phẫu thuật.
Công dụng của Betadine
Betadine hoạt động dựa trên cơ chế các phân tử iod sẽ được giải phóng khỏi phức hợp povidone iod. Sau đó phản ứng với các thiol (SH) hoặc hydroxyl của các acid amin trong enzym, protein trong vi khuẩn. Sự kết hợp này sẽ khiến các acid amin và protein bị oxy hóa và không thể hoạt động nữa. Từ đó các vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt và không còn khả năng xâm nhập vào vết thương gây viêm nhiễm.
Iod sẽ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí do đó khi bôi lên vết thương sau một thời gian sẽ mất màu. Do đó dung dịch sát khuẩn betadine vàng có khả năng sát khuẩn trong thời gian khá ngắn. Để biết được thời gian dùng lại bạn nên chú ý đến màu của sản phẩm.
Có nên bôi betadine sau khi nặn mụn không
Có bôi betadine sau khi nặn mụn được hay không là thắc mắc được khá nhiều người quan tâm. Công dụng chính của sản phẩm này đó chính là sát trùng. Do đó betadine sẽ ứng dụng được trong các trường hợp cần sát khuẩn như rửa vết thương, sát khuẩn da trước khi mổ hoặc trước và sau khi nặn mụn.
Vậy câu trả lời cho vấn đề có bôi betadine sau khi nặn mụn được hay không đó chính là có. Tính năng sát khuẩn của dung dịch sẽ giúp khử khuẩn tiêu diệt được các vi khuẩn gây nên mụn ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Việc sử dụng đều đặn betadine sẽ giúp các vi khuẩn gây nên mụn P. acne không có cơ hội sinh sôi và phát triển. Từ đó các ổ mụn sẽ được nhanh chóng gom khô cồi và không có cơ hội lây lan sang vùng da khác.
Tuy nhiên betadine chỉ giúp loại bỏ một phần các vi khuẩn gây nên mụn. Nếu da không kiểm soát được lượng dầu thừa và sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn thì vi khuẩn vẫn còn nguồn nuôi dưỡng. Với tốc độ sinh trưởng và nhân bản nhanh mụn sẽ quay trở lại. Do đó bạn nên thực hiện kết hợp liệu trình điều trị mụn với bác sĩ da liễu để cải thiện mụn tốt nhất.
Những lưu ý khi sử dụng betadine sau khi nặn mụn
Dung dịch betadine vàng là một sản phẩm khá an toàn với làn da. Tuy nhiên bạn cần cẩn thận trước khi sử dụng chúng. Bởi nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá làm dụng sẽ khiến da bị ảnh hưởng, gặp một số tình trạng không mong muốn.
Để đảm bảo an toàn bạn nên lưu ý một vài vấn đề như sau:
- Trước tiên bạn nên vệ sinh da sạch sẽ nhẹ nhàng với các bước skincare như bình thường. Sau đó sử dụng bông sạch thấm betadine và chấm lên vùng da mụn. Có thể để qua đêm và rửa lại mặt vào sáng ngày sau. Hay bạn cũng có thể rửa mặt lại với nước sạch và thực hiện dưỡng ẩm cho da và bổ sung các sản phẩm trị mụn khác.
- Nên chú ý đến phần trăm nồng độ của Povidone – iod trước khi mua dùng . Bởi trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau. Tùy vào từng tình trạng da mà mua loại phù hợp với mình.
- Có một vài đối tượng không nên dùng Betadine như người mẫn cảm với Povidone – Iod, người bị rối loạn tuyến giáp, bệnh tăng tuyến giáp, bệnh nhân trị liệu Iod phóng xạ, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Ngoài ra nên che chắn và thực hiện chống nắng đầy đủ cho da nhằm hạn chế các tác động xấu từ môi trường bên ngoài khiến da bị kích ứng.
- Chú ý dưỡng ẩm cho da để hạn chế tình trạng da bị khô. Da thiếu ẩm sẽ khiến dầu nhờn hoạt động mạnh tiết ra nhiều, tạo điều kiện cho mụn sinh sôi và phát triển, tái phát.
Kết luận
Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn độc giả tìm ra được lời giải cho thắc mắc có nên bôi betadine sau khi nặn mụn hay không. Đồng thời hiểu thêm được nhiều kiến thức hữu ích về sản phẩm này cũng như các lưu ý khi dùng để được kết quả tốt nhất.
Nội dung tham khảo thêm:
- Bôi gì sau khi nặn mụn? Tổng hợp sản phẩm được bác sĩ kê sau nặn mụn
- Bôi B5 sau nặn mụn được không?
Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn