Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì hầu như ai cũng đã đều trải qua, trên thực tế ở tuổi này mụn chỉ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên cũng có người bị nặng thì cần phải có những phương pháp điều trị kịp thời để da dần phục hồi. Nếu bạn đang trong độ tuổi dậy thì thì hãy tham khảo các cách không bị nổi mụn ở tuổi dậy thì tại nhà hiệu quả nhất ở bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây mụn ở tuổi dậy thì
Mụn ở tuổi dậy thì phần lớn nguyên nhân là do những thay đổi nội tiết tố trong độ tuổi này. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như chăm sóc da hoặc do sinh hoạt ăn uống.
Do tăng hormone androgen
Nổi mụn do hormone androgen là một nguyên nhân cần kể đến khi bị nổi mụn ở tuổi dậy thì. Hormone androgen là một hormone sinh dục, chúng sẽ gia tăng gây kích thích hoạt động của các tuyến dầu nhờn trên da của bạn. Việc này sẽ khiến da bạn bị bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Chính điều này sẽ hình thành nhân mụn trong độ tuổi dậy thì.
Vệ sinh da mặt kém
Ở Việt Nam khí hậu nóng ẩm, kèm theo việc chúng ta hoạt động mạnh sẽ khiến các bạn trong tuổi dậy thì đổ nhiều mồ hôi. Nếu bạn không chú ý giữ gìn vệ sinh da mặt cẩn thận hoặc chăm sóc da sai cách vi khuẩn sẽ hoạt động mạnh mẽ trên da của bạn. Và đây chính là nguyên nhân gây nên các loại mụn ở tuổi dậy thì.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì những nguyên nhân khác gây mụn ở tuổi dậy thì cần được kể đến như: thường xuyên căng thẳng, thói quen dùng mỹ phẩm, kem dưỡng da hay thuốc nhuộm tóc. Thêm vào đó nếu bạn hay thức khuya, uống ít nước ăn nhiều đồ dầu mỡ cũng rất dễ khiến da mặt bị nổi mụn.
Một số loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì
Tùy từng người mà mụn ở tuổi dậy thì cũng có nhiều loại mụn khác nhau. Dưới đây là các loại mụn bạn nên biết để dễ dàng lựa chọn phương pháp điều trị:
Mụn không do viêm
Có thể nói đây là loại mụn khá nhẹ, ít gây tổn thương và cũng dễ điều trị. Loại mụn này thường có nhân mụn cứng và được chia ra làm 2 loại:
- Mụn đầu đen: Do vi khuẩn, tế bào chết hoặc các chất bã nhờn bị oxy hóa trên bề mặt da ở vị trí nang lông mở.
- Mụn đầu trắng: Nguyên nhân là do tế bào chết, dầu thừa hay vi khuẩn bị oxy hóa trên bề mặt da ở vị trí nang lông đóng.
Mụn do viêm
Ngược lại với loại mụn trên, mụn do viêm thường nghiêm trọng hơn, dễ gây đau nhức, nhiễm trùng, dễ để lại sẹo và khó điều trị hơn. Loại mụn này được chia thành 4 loại như sau:
- Mụn sần: Thường có màu đỏ hoặc hồng, nốt mụn sưng nhỏ, rất nhạy cảm khi nặn mụn. Nếu loại mụn này xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì thì đó là dấu hiệu cảnh báo mụn trứng cá không còn ở mức nhẹ nữa rồi.
- Mụn mủ: Có màu trắng và có vòng tròn nhỏ màu đỏ quanh chân mụn. Loại mụn này không có nhân mụn cứng mà là dịch mủ màu trắng hoặc vàng. Mụn này nếu không điều trị đúng cách rất dễ để lại sẹo nên bạn tuyệt đối không tự ý nặn mụn mủ.
- Mụn bọc: Thường xuất hiện nhiều ở nam hơn. Mụn này tấn công sâu vào cấu trúc da, có thể gây đau nhức nếu không xử lý đúng cách và rất dễ tái phát.
- Mụn dạng nang: Là loại mụn dưới da có kích thước lớn chứa mủ hoặc dịch và gây đau nhiều. Đây tình trạng viêm đã ở mức nặng và có nguy cơ cao để lại sẹo.
Cách không bị nổi mụn ở tuổi dậy thì tại nhà hiệu quả nhất
Mụn ở tuổi dậy thì mọi thường sẽ không để ý vì nó dần hết khi giai đoạn tuổi này qua đi. Nhưng sẽ không thể chắc chắn rằng mụn đi mà không để lại sẹo thâm, sẹo rỗ. Vậy nên hãy áp dụng những cách không bị nổi mụn ở tuổi dậy thì dưới đây:
Trước khi đi ngủ cần tẩy trang
Tẩy trang là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc da. Nếu bạn muốn điều trị mụn thành công thì không thể bỏ qua bước này. Bởi tẩy trang sẽ làm sạch đi các bụi bẩn – tác nhân gây bít tắc lỗ chân lông tạo ra nhân mụn.
Chú ý vệ sinh da sạch sẽ và cẩn thận
Ở tuổi dậy thì thì dầu thừa thường bị sản sinh ra quá nhiều gây nên hiện tượng bít tắc lỗ chân lông. Thêm vào đó là các loại bụi bẩn, từ đó tạo thành ổ viêm nhiễm gây nên mụn. Tuy nhiên đối với độ tuổi này bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng sữa rửa mặt phù hợp và thao tác vệ sinh da nhẹ nhàng.
Tẩy da chết thường xuyên
Nhiều bạn trẻ ở tuổi dậy thì thường hay bỏ qua việc tẩy da chết thường xuyên. Nếu bạn không tẩy da chết thì những tế bào chết sẽ trở nên sừng hoá và tạo thành hàng rào ngăn cản dưỡng chất từ các loại kem dưỡng, kem trị mụn thẩm thấu vào da.
Và tất nhiên đây cũng là nguyên nhân khiến da bị bít tắc lỗ chân lông, còn đầu thừa thì không thể thoát ra ngoài. Từ đó sẽ gây phình đại lỗ chân lông, khiến mụn đầu đen hình thành. Tuy nhiên bạn chỉ nên tẩy da chết với tần suất 1 đến 2 lần mỗi tuần để đảm bảo đạt hiệu quả nhất.
Không nên để da bị nhiễm khuẩn
Nếu bạn không muốn có mụn ở tuổi dậy thì thì bạn nên tránh tối đa việc làm da bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn chính là nguyên nhân gây nên ổ viêm và chúng ăn sâu vào da. Để tránh tối đa việc này bạn cần lưu ý:
- Không sử dụng chung đồ trang điểm, vệ sinh dụng cụ trang điểm thường xuyên
- Không dùng tay sờ nắn mụn
- Vệ sinh chăn màn thường xuyên
Kiểm soát dầu trên da
Như đã nói ở trên thì ở tuổi dậy thì dầu thừa sẽ khá nhiều, chúng là một trong những nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông, thậm chí chúng còn là một lớp neo giữ vi khuẩn trên da. Để kiểm soát dầu thừa, bạn cần:
- Sử dụng sữa rửa mặt.
- Không sử dụng kem nền, kem lót có chứa hoạt chất thân dầu.
- Dùng giấy thấm dầu chuyên dụng thường xuyên.
Luôn nhớ sử dụng kem chống nắng
Việc sử dụng kem chống nắng thường hay bị bỏ qua nhất. Nhưng thực tế đây là một bước rất quan trọng trong việc bảo vệ da, đặc biệt các bạn đang lo lắng việc bị mụn ở tuổi dậy thì. Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tia UV, hạn chế bị lão hóa da sớm, bảo vệ lớp màng bảo vệ da khỏi việc bị phá vỡ khiến da yếu và sinh mụn.
Sử dụng các sản phẩm điều trị mụn phù hợp
Nếu bị mụn ở tuổi dậy thì thì việc sử dụng các sản phẩm điều trị mụn là phù hợp nhất. Bởi những sản phẩm này sẽ tác động trực tiếp lên các nốt mụn và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn những sản phẩm phù hợp với da của mình, bởi mỗi sản phẩm sẽ phù hợp với mọi loại da khác nhau. Và đừng bị đánh lừa bởi những lời quảng cáo “có cánh” trên mạng nhé.
Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho da
Một làn da khỏe mạnh và một thế khỏe mạnh thì mụn sẽ dần biến mất. Do đó bạn đừng quên bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da. Và luôn nhớ lựa chọn những sản phẩm tại các thương hiệu uy tín, địa chỉ mua hàng rõ ràng có nguồn gốc, xuất xứ. Thêm nữa là nên sử dụng những sản phẩm có thành phần tự nhiên, lành tính cho làn da đang trong tuổi dậy thì của mình.
Ăn uống theo chế độ khoa học
Nghiên cứu chỉ ra ăn uống theo chế độ khoa học sẽ khiến da bạn khỏe hơn, đẹp hơn. Hãy bổ sung nhiều thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, cá và hạt lanh thì cơ thể sẽ được cung cấp vitamin, khoáng chất, chất béo lành giúp hỗ trợ các quá trình trao đổi chất trong cơ thể và làn da tốt hơn.
Ngược lại, bạn nên hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích, rượu bia, đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, sữa bò. Bởi những đồ ăn này sẽ khiến bã nhờn hoạt động quá mức mụn sẽ ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn.
Nếu mụn ở tuổi dậy thì kéo dài nên gặp bác sĩ sớm
Khi những cách ngăn mụn và trị mụn ở tuổi dậy thì tại nhà không còn hiệu quả, thậm chí mụn càng ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng hơn thì bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị tận gốc giúp bạn. Bạn nên lựa chọn những cơ sở làm đẹp uy tín để điều trị, tránh tối đa di chứng, biến chứng như sẹo thâm hay sẹo rỗ sau mụn.
Kết luận
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong những cách không bị nổi mụn ở tuổi dậy thì tại nhà hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này sẽ phần nào giúp ích được những bạn đang lo sợ vấn đề mụn trong độ tuổi dậy thì. Mong các bạn sẽ luôn giữ được làn da khỏe mạnh, căng bóng, mịn màng.
Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn