Mụn bọc có nên nặn không và mụn bọc có gây hại gì đến sức khỏe hay không là những băn khoăn của các đối tượng đang mắc phải tình trạng mụn bọc. Tuy nhiên, để biết chi tiết hơn về các giải pháp nặn mụn không gây đau, nhiễm trùng hiệu quả thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc.
Dấu hiệu nhận biết mụn bọc
Mụn bọc có mủ là tình trạng mụn được xem khá nguy hiểm trên da, bởi mụn bọc chỉ hình thành khi da bị viêm nhiễm nặng, ổ vi khuẩn phát triển, từ đó gây tổn thương da. Do đó, để nhận biết mụn bọc thì dấu hiệu dễ nhất của loại mụn bọc này chính là mụn sưng đỏ to, nhân mụn nổi rõ và xuất hiện mủ vừa có dịch màu vàng lẫn màu trắng. Khi dùng tay sờ vào mụn sẽ rất đau và dễ vỡ.
Thông thường, mụn bọc có kích thước lớn nên khi mụn vỡ ra sẽ để lại sẹo thâm to, thậm chí với những nốt mụn có cồi sâu sẽ gây các sẹo nguy hiểm như sẹo lồi, sẹo lõm.
Mụn bọc xuất hiện do nguyên nhân nào?
So với các loại mụn trứng khác, nguyên nhân chính được xác định gây mụn bọc có thể đến từ các yếu tố đơn giản như sau:
- Nội tiết tố mất cân bằng: Nếu hệ bài tiết của cơ thể suy yếu sẽ dẫn đến việc hoạt động của gan và thận không hiệu quả. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng điều tiết bã nhờn trên da khiến da luôn căng dầu. Khi da đổ quá nhiều dầu sẽ gây nên bít tắc lỗ chân lông nghiêm trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn hình thành.
- Chế độ ăn uống sai cách và sinh hoạt thiếu khoa học: Sinh hoạt không điều độ thường xuyên ngủ trễ, ăn nhiều đồ ăn có dầu mỡ đều là nguyên nhân chính khiến cho mụn bọc xuất hiện nhanh hơn và nhiều hơn trên da.
- Do di truyền: Mụn được hình thành chủ yếu có thể nói đến yếu tố di truyền. Do đó, nếu trong gia đình bạn có bố mẹ hoặc anh chị em bị mụn thì khả năng cao bạn sẽ mắc phải tình trạng này.
Ngoài những lý do trên thì vẫn còn nhiều nguyên nhân khác hình thành nên mụn bọc như vệ sinh da không kỹ lưỡng, hay sờ tay lên mặt, sử dụng quá nhiều mỹ phẩm,…
Mụn bọc có nên nặn không?
Có nên nặn mụn bọc không có lẽ là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Và câu trả lời chính xác cho câu hỏi này chính là không nên tự ý nặn mụn. Không chỉ mụn bọc nói riêng mà bất cứ loại mụn nào chúng ta cũng không nên tự ý nặn. Bởi khi tự ý nặn mụn sẽ gây ra nhiều rủi ro như sau:
Gây nhiễm trùng da
Việc tự ý dùng tay nặn mụn khi chưa vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn cùng các chất bẩn từ tay đưa trực tiếp lên mặt, lúc này những bụi bẩn sẽ xâm nhập vào vết thương hở gây viêm nhiễm trầm trọng hơn. Điều này vô tình khiến mụn không những không thuyên giảm mà còn trở lên trầm trọng hơn.
Để lại sẹo, vết thâm trên da
Mụn bọc có thích thước tương đối lớn nên việc nặn mụn không đúng kỹ thuật sẽ rất dễ để lại vết thâm và sẹo trên da rất lâu lành. Tuy nhiên, những nốt thâm và sẹo này có thể mờ dần theo thời gian hoặc có thể tồn tại trên da một cách vĩnh viễn.
Mức độ lây lan mụn nhiều hơn
Sau khi nặn mụn bọc sẽ khiến vi khuẩn và máu, từ ổ mụn bị nặn sẽ có xu hướng lây lan sang các vùng da xung quanh. Ở một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, bởi việc nặn mụn bị mất quá nhiều máu và vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong da.
Do đó, bạn tuyệt đối không được tự ý nặn mụn bọc mủ. Điều đầu tiên cần làm nhất khi xuất hiện tình trạng mụn trên da là đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và có hướng xử lý kịp thời.
Quy trình nặn mụn an toàn và hiệu quả
Nếu không thể đến các phòng khám, spa để nặn mụn, bạn có thể tự nặn mụn tại nhà nhưng cần tuyệt đối tuân thủ cũng điều sau:
- Vệ sinh da sạch sẽ, thông thoáng: Trước khi nặn mụn bạn nên giữ gìn làn da sạch sẽ với 2 bước là dùng tẩy trang và dùng sữa rửa mặt. Bạn nên chọn những sản phẩm giúp làm sạch sâu để loại bỏ đi được lớp trang điểm, bụi bẩn.
- Vệ sinh dụng cụ nặn mụn: Trước khi nặn mụn, hãy rửa sạch tay với dung dịch sát khuẩn chuyên dụng và khử trùng các dụng cụ một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành nặn mụn bằng cồn y tế, nước oxy già hay nước sôi.
- Xông hơi da mặt: Trước khi nặn mụn để lỗ chân lông thông thoát và chân mụn trồi lên dễ dàng hơn thì bạn có thể xông hơi da mặt trong khoảng 5 phút hoặc sử dụng bước của các nguyên liệu tự nhiên để sát khuẩn cho da như lá tía tô, sả, muối,…
- Nặn nhẹ nhàng vùng mụn bọc: ưu tiên nặn các nốt mụn đã gom cồi. Khi thực hiện nặn nên dùng tay ấn nhẹ từ mọi phía để lực dồn về phía trung tâm mụn nhẹ nhàng để hạn chế gây sẹo.
- Rửa sạch mặt sau nặn với sữa rửa mặt có chứa thành phần kháng khuẩn. Hoặc có thể đắp mặt nạ để làm dịu, giảm sưng viêm. Bạn có thể dùng một cục đá lạnh sạch đắp lên vùng da vừa nặn mụn để giúp giảm sưng tốt hơn.
Sau ngày nặn mụn xong bạn nên hạn chế tiếp xúc da với tia UV của ánh nắng mặt trời để đảm bảo da luôn trong tình trạng thông thoáng nhất. Khi đầu mụn đã khô và bắt đầu lành lại, bạn có thể thoa nghệ, nha đam, mật ong lên chỗ mụn đã nặn để vết thương kháng viêm và không gây sẹo.
Nếu lỡ nặn trúng mụn không có nhân thì phải làm sao?
Nếu trong trường hợp bạn chọn trúng nốt mụn bọc mủ không đầu và nặn không thành công, thì lời khuyên cho bạn là nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tiêm cortisone hoặc dùng thuốc theo toa kê đơn của bác sĩ, để tránh trường hợp mụn lây lan hoặc để lại thâm mụn, sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ.
Có một giải pháp đơn giản hơn, nếu bạn chỉ nặn sai có một vài nốt mụn nặn thì có thể khắc phục bằng cách lau sạch vết mụn nặn bằng nước muối, để khô trong vòng từ 1 đến 2 tiếng, rồi tiến hành thoa các loại thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
Nặn mụn bọc xong thì nên làm gì?
Sau khi nặn mụn bọc, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để giúp cho tình trạng da trở nên tốt hơn:
- Sau khi nặn mụn bọc xong nên vệ sinh kỹ lưỡng toàn bộ da mặt bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý.
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh như bacitracin để giúp kháng viêm. Sau khi mụn bọc biến mất hoàn toàn và thời gian da liền có thể mất từ 1 đến 2 tuần.
- Không sử dụng mỹ phẩm sau khi nặn mụn bọc xong, để hạn chế gây viêm nhiễm, giảm sự kích ứng cho các vết thương bị hở
- Ưu tiên chọn các sản phẩm dưỡng chứa thành phần có tác dụng phục hồi dịu nhẹ, lành tính, không cồn hay hóa chất tẩy rửa mạnh.
- Không dùng tay chạm hoặc sờ vào vết mụn vừa nặn để không còn cảm giác đau nhức.
Kết luận
Bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc mụn bọc có nên nặn không và các giải pháp khắc phục hiệu quả và an toàn nhất. Hy vọng bạn sẽ nhanh chóng sở hữu làn da mịn màng, căng bóng nhất.
Nội dung tham khảo thêm:
- Cách làm mụn nhanh xẹp sau 1 đêm
- Bị mụn viêm có nên nặn không?
Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn