Mụn nổi ở trán là bị gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả?

Mụn xuất hiện ở trán tuy không gây ra sưng đỏ, đau nhức nhưng lại gây ám ảnh cho rất nhiều người. Bởi chúng là nguyên nhân khiến cho làn da của bạn trở nên sần sùi, da xỉn màu làm mất thẩm mỹ. Vậy thì tại sao mụn nổi ở trán? Và cách điều trị như thế nào để có kết quả tốt nhất. Bài viết sau đây, Bloglamdep365.edu.vnsẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Mụn nổi ở trán là bị gì?

Trán là một trong những vị trí dễ nổi mụn hàng đầu bởi nó thuộc khu vực vùng chữ T trên khuôn mặt. Mụn nổi ở trán là sự cảnh báo của cơ thể khi bị tích tụ quá nhiều độc tố, hệ tiêu hóa và chức năng của gan của bạn đang gặp vấn đề hoặc bạn đang có một lối sống không lành mạnh như thức khuya, lười vận động, ăn uống thiếu khoa học.

Mụn nổi ở trán là bị gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả?

Trán nổi mụn là hiện tượng thường thấy ở nhiều người

Đặc biệt, đối với những bạn đang trong tình trạng sức khỏe tâm lý không ổn định, thường xuyên căng thẳng, lo âu kéo dài, stress áp lực từ cuộc sống thì mụn nổi ở trán sẽ trầm trọng hơn. Ngoài ra việc nổi mụn ở trán có thể xuất phát từ việc tẩy trang không kỹ sau khi make up, các sản phẩm dùng cho tóc không an toàn gây kích ứng, da dầu, chăn, gối….

Bị mụn nổi ở trán là nguyên nhân gì?

Để có thể tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất thì việc biết được nguyên nhân nổi mụn ở trán là điều vô cùng cần thiết. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mụn ở trán hiện nay.

Lỗ chân lông bị bít tắc

Trán thuộc khu vực vùng chữ T nơi tiết ra rất nhiều dầu trên khuôn mặt. Dầu thừa tích tụ cùng với bụi bẩn và da chết khi không được làm sạch kỹ lưỡng sẽ gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi hình thành nên tình trạng mụn nổi ở trán.

Hormone trong cơ thể thay đổi

Nội tiết tố bị rối loạn, hormone trong cơ thể bị mất cân bằng khiến cho tuyến bã nhờn và mồ hôi trong cơ thể hoạt động mạnh tiết ra nhiều dầu thừa cũng là nguyên nhân lớn của việc mụn nhỏ li ti, mụn cám, mụn ẩn nổi nhiều ở vùng trán.

Một vài thói quen gây nên mụn ở trán mà ta không hề biết

  • Tóc mái: Tóc mái là xu hướng tóc mà nhiều bạn lựa chọn. Tuy nhiên vô hình chung nó lại là một trong những nguyên nhân gây ra mụn ở trán cho một số bạn, đặc biệt là đối với những bạn có làn da dầu. Kiểu tóc này làm cho vùng trán bị bí bách và mồ hôi ra nhiều cùng với bụi bẩn dầu thừa gây ra mụn.
  • Một số sản phẩm chăm sóc tóc: Một vài sản phẩm dưỡng tóc hay các loại thuốc làm tóc cũng có thể là nguyên nhân gây nên mụn ở trán. Việc các sản phẩm này dính trực tiếp lên vùng trán sẽ gây nên các tình trạng kích ứng, ửng đỏ, mụn nổi thành vùng.
  • Sử dụng mũ, nón thường xuyên: Việc sử dụng mũ, nón để bảo vệ đầu, tóc và da mặt tránh các tác động xấu của tia UV là một thói quen tốt. Tuy nhiên, việc vệ sinh các vật dụng này lại bị mọi người bỏ quên là tác nhân lớn gây ra tình trạng mụn nổi ở trán

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Thức khuya, thiếu ngủ, lười vận động cùng với việc ăn uống không điều độ, thiếu chất, thường xuyên ăn đồ cay nóng, thức ăn nhanh, dầu mỡ là yếu tố chính tác động lớn đến tình trạng sức khỏe làn da của bạn. Từ đó làm tăng khả năng gây nên mụn.

Việc vệ sinh và chăm sóc da chưa đúng cách

Chăm sóc da không đúng cách, không tẩy trang, rửa mặt quá nhiều lần khiến da bị cọ xát, sử dụng sữa rửa mặt quá mạnh hay kem dưỡng da không phù hợp làm da bị bí bách… là những nguyên nhân chủ yếu gây nên mụn ở trán. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị đúng cách và khoa học thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng chuyển sang mụn viêm và rất khó điều trị.

Căng thẳng, lo âu, mệt mỏi trong thời gian dài

Khi tình trạng căng thẳng, lo âu, stress diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể tăng tiết androgen và adrenalin khiến cho bã nhờn hoạt động mạnh. Dầu thừa cùng với tế bào da chết làm lỗ chân lông tắc nghẽn là nguyên do hình thành nên mụn.

Cách điều trị mụn ở trán hiệu quả nhất

Việc điều trị mụn sẽ trở nên hiệu quả hơn sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân hình thành của mụn ở trán. Một vài cách điều trị mụn ở trán dưới đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn sâu hơn và tìm ra hướng đi trị mụn đúng nhất.

Trị hết mụn ở trán bằng phương pháp peel da

Peel da là phương pháp hóa học sử dụng retinol để tẩy tế bào chết trên da. Với cơ chế hoạt động là bong tróc và tái tạo da mới giúp cải thiện tình trạng da. Phương pháp này mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp loại bỏ được lớp da chết trên da cùng với mụn nhỏ li ti,làm thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế dầu nhờn và bít tắc lỗ chân lông.

Gom cồi mụn bằng công nghệ ánh sáng sinh học

Sử dụng ánh sáng sinh học có vùng quang phổ có thể nhìn thấy bằng mắt trong điều trị mụn là một phương pháp khá phổ biến hiện nay. Bởi nó mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn chuẩn y khoa.Với kỹ thuật công nghệ tiên tiến giúp nhân mụn nhanh khô và trồi lên trên, hỗ trợ tốt việc kiểm soát dầu nhờn và tiêu diệt khuẩn P.acnes.

Lấy nhân mụn chuẩn y khoa để dọn sạch mụn trên trán

Đây là phương pháp hỗ trợ trong quá trình mụn, chỉ nên lấy nhân khi mụn đã chín, khô cồi bằng các dụng cụ chuyên biệt đảm bảo vệ sinh, khử khuẩn. Với trường hợp mụn li ti ẩn trên trán nên được sự chỉ dẫn của bác sĩ trước khi tiến hành lấy nhân để tránh để lại những tổn thương cho da sau này như sẹo rỗ, thâm sau mụn.

Mụn nổi ở trán là bị gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả?

Lấy nhân mụn chuẩn y khoa là một trong những biện pháp trị mụn hiệu quả

Sử dụng các loại mặt nạ đặc trị

Việc bổ sung các loại mặt nạ đặc trị vào chu trình skincare hàng ngày là cần thiết trong quá trình điều trị mụn ở trán. Các loại mặt nạ có thành phần kiềm dầu như mặt nạ bùn khoáng, mặt nạ đất sét, mặt nạ than hoạt tính… hỗ trợ khá tốt trong việc kiểm soát dầu thừa trên da, làm thông thoáng lỗ chân lông, làm sạch da tốt  thông qua khả năng hút sạch dầu nhờn và bụi bẩn.

Đặc trị mụn nổi ở trán bằng phương pháp điện di tinh chất, serum.

Điện di tinh chất là phương pháp điều trị sử dụng công nghệ dòng điện dịch chuyển giúp đưa các dưỡng chất dưỡng da đi sâu vào trong lớp biểu bì da, hỗ trợ trong quá điều trị mụn và phục hồi da sau điều trị. Với thời gian thực hiện ngắn nhưng lại là liệu pháp hỗ trợ da hấp thu dưỡng chất  một cách hiệu quả tối đa, giúp da thông thoáng, giảm thâm sau mụn và lỗ chân lông được se khít.

Biện pháp ngăn ngừa mụn quay trở lại

Sau khi hiểu rõ nguyên nhân việc mụn nổi ở trán và phương hướng điều trị chúng thì bạn cũng nên trang bị cho mình những biện pháp sau đây để ngăn chặn việc mụn quay trở lại.

Chăm sóc da khoa học

  • Tẩy trang và dùng sữa rửa mặt hàng ngày để làm sạch da, kể cả khi bạn không make up.
  • Hạn chế trang điểm quá nhiều và dày. Nếu có thì chú ý làm sạch da và tẩy trang kỹ lưỡng.
  • Tẩy tế bào chết da đều đặn 2 lần/ tuần để tránh bít tắc lỗ chân lông 
  • Chú ý cung cấp đủ ẩm cho do da, kể cả da dầu, tránh tình trạng thiếu ẩm khiến tuyến bã nhờn hoạt động tiết ra nhiều dầu thừa.
  • Sử dụng kem chống nắng thường xuyên kết hợp che chắn bảo vệ da khi ra ngoài.
  • Tránh các sản phẩm chăm sóc da có tính tẩy mạnh, ưu tiên các thành phần lành tính dịu nhẹ.

Thay đổi các thói quen xấu trong sinh hoạt

Duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh cũng giúp ích rất nhiều cho việc ngăn ngừa mụn quay trở lại. Ngủ đủ giấc, có chế độ luyện tập, vận động đều đặn. Chăn, ga gối, nệm nên được giặt thường xuyên, các loại mũ cũng nên được vệ sinh định kỳ. Tránh việc tự ý nặn mụn bằng tay hay các vật dụng sắt nhọn chưa được sát khuẩn tại nhà. Đặc biệt là hãy luôn vui vẻ, lạc quan, giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng lo âu.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng 

Một chế độ ăn khoa học không những tốt cho sức khỏe mà còn có tác động to lớn đến việc cải thiện làn da của bạn. 

  • Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào bữa ăn hàng ngày.
  • Uống đủ nước để giúp da đủ ẩm và cơ thể được thanh lọc.
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt hay các đồ uống có chất kích thích như cafe, bia rượu. Nước ngọt, nước uống có ga, sữa hay các thực phẩm chứa đường cũng nên được hạn chế sử dụng.

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc thích hợp và duy trì mái tóc trong tình trạng gọn gàng, sạch sẽ

Bạn nên lựa chọn cho mình các sản phẩm chăm sóc tóc dịu nhẹ, tránh các loại có hóa chất công nghiệp và hương liệu tổng hợp, bởi chúng có thể làm cho da vùng trán của bạn bị kích ứng và lên mụn. Nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm dành cho tóc có nguồn gốc và thành phần lành tính thiên nhiên.

Nếu bạn sở hữu da dầu dầu hay thiên dầu thì việc để tóc mái nên được cân nhắc. Bởi da đầu dầu sẽ làm tóc rất nhanh bết vừa mất thẩm mỹ vừa là điều kiện thuận lợi khiến da vùng trán bạn dễ nổi mụn. Chính vì thế, nếu vẫn muốn để tóc mái thì bạn hãy thường xuyên gội đầu sạch sẽ cũng nhưng cắt phần tóc mái ngắn và mỏng để tránh tình trạng gây nên mụn.

Mụn ở trán có thể liên quan đến những bệnh lý nào?

Mụn xuất hiện ở trán có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như

Bệnh lý liên quan đến gan

Gan là một cơ quan thuộc hệ bài tiết có nhiệm vụ đào thải độc tố trong cơ thể. Nếu gan gặp vấn đề thì chức năng đào thải này của cơ thể sẽ bị suy giảm khiến cho độc tố và cặn bã bị tích tụ lại. 

Tình trạng gan không chuyển hóa và  tích tụ độc tố này nếu kéo dài sẽ gây nóng gan, nóng trong và sẽ biểu hiện lên trên da. Nổi mụn và ngứa da là hay xảy ra nhất khi chức năng gan suy giảm. Vùng trán là vị trí ưu thích của những nốt mụn nổi do nóng gan kèm các triệu chứng ngứa, nóng trong người, hơi thở có mùi, vàng da…

Bệnh lý về hệ tiêu hóa

Dạ dày cũng có chức năng gần như tương tự gan là thải độc và bài tiết. Nó đóng vai trò tiêu hóa và giúp phân loại chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu mụn xuất hiện tại vùng trán thì khả năng cao hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Hệ tiêu hóa của bạn có thể đang bị kém đi hoặc đường tiết niệu đang bị nhiễm trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đào thải độc tố và bài tiết của cơ thể.

Các bệnh lý liên quan đến da liễu

Nếu không xác định được việc nổi mụn ở trán liên quan đến bệnh lý nào, bạn nên lựa chọn các cơ sở phòng khám uy tín hoặc bệnh viện da liễu để được kiểm tra chính xác bạn có bị mắc các bệnh liên quan đến da liễu hay không.

Mụn nổi ở trán là bị gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả?

Mụn ở trán có thể là biểu hiện do các bệnh về da liễu thường gặp

Việc mụn thường xuất hiện là điều dễ hiểu mà ai cũng có thể gặp phải. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài và càng ngày càng nghiêm trọng thì rất có thể là liên quan đến da liễu.

Như đã biết, vùng trán là vị trí có diện tích lớn và là nơi tiếp xúc với bụi bẩn, mưa nắng nhiều nhất trên khuôn mặt. Đây cũng là nơi tiết ra nhiều dầu thừa nên việc bị nấm da hay viêm nang lông dẫn đến gây nên mụn. Vì thế bạn nên chú ý làm sạch da và kiểm tra thường xuyên vùng này, nếu mụn giảm đi thì chứng tỏ bạn đang mắc phải bệnh lý về da liễu, mụn nổi ở trán không liên quan đến gan hay hệ tiêu hóa.

Ăn gì để hết mụn ở trán?

Một số thực phẩm mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày để làm giảm mụn ở trán như:

  • Nhóm chứa acid béo omega – 3: Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh omega 3 có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện mụn, giảm viêm sưng và chống oxy hóa rất tốt. Acid béo này có rất nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt lanh,… Những thực phẩm này bên cạnh việc hỗ trợ giảm mụn thì cũng vô cùng tốt đối với các tế bào thần kinh sức khỏe con người.
  • Vitamin: Bổ sung đầy đủ các loại vitamin C, B, E cho cơ thể cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho da, đặc biệt là cho da mụn. Rau củ quả là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể khi bị mụn, đặc biệt là các loại rau họ cải, rau cần tây, trái cây…
  • Kẽm: Một trong những yếu tố vi lượng quan trọng của cơ thể đó chính là kẽm, chúng hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Kẽm giúp điều tiết bã nhờn trong cơ thể, chính vì thế lượng kẽm thấp có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng mụn. Nguồn cung cấp kẽm dồi dào có thể nạp vào cơ thể như cá, thịt, tôm, hàu, hạt hạnh nhân hoặc các viên uống tổng hợp.
  • Probiotic: Những thức ăn chứa thành phần này được cho là giúp cải thiện tình trạng viêm ruột nhưng cũng có thể làm giảm viêm da tốt, đặc biệt chúng lại có chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho cơ thể. Để bổ sung vào cơ thể lượng chất này bạn có thể tham khảo qua các thức uống như sữa chua uống, sữa chua, dưa chua,…
  • Nước: Nước là một thành phần không thể thiếu trong quá trình hoạt động trao đổi chất của cơ thể, sự chuyển hóa của các cơ quan cũng như là da. Uống đủ nước sẽ giúp da bạn được cung cấp đủ ẩm và giảm tiết nhờn. Từ đó giúp cải thiện tình trạng mụn ở trán rất nhiều.

Kết luận

Mụn nổi ở trán là dấu hiệu báo động của cơ thể khi các bộ phận như gan, hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề mà chúng ta nên chú ý để có thể xử lý kịp thời. Việc mụn xuất hiện ở trán cũng có thể bắt nguồn từ những nguyên do khác nhau liên quan đến các vấn đề da liễu. Chính vì thế nếu tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng thì bạn hãy đi thăm khám da liễu để có được sự tư vấn cũng như phương hướng điều trị tốt nhất nhé.

Nội dung tham khảo thêm:

  • Cách điều trị mụn chuẩn y khoa hiệu quả an toàn không tốn kém
  • Cách điều trị mụn ở ngực dứt điểm

Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *