Nổi mụn ở tay không ngứa là tình trạng mà không ít người gặp phải. Mặc dù không gây khó chịu nhưng khá nhiều bạn lo lắng khi gặp vấn đề này và mong muốn tìm cách điều trị. Vậy nổi mụn ở tay không ngứa có nguy hiểm không? Nguyên nhân từ đâu? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây nổi mụn ở tay không ngứa
Tình trạng nổi mụn ở tay không ngứa bao gồm các tình trạng nổi mụn nước ở tay, nổi mụn ở cánh tay, nổi mụn đỏ ở tay, lòng bàn tay nổi mụn nước, ngón tay nổi mụn nước. Để hiểu rõ hơn và điều trị hiệu quả hơn về triệu chứng nổi mụn ở tay không ngứa thì trước hết bạn cần tìm hiểu về nguyên nhân gây nên tình trạng này. Dưới đây là những nguyên nhân bạn dễ gặp nhất.
Nhiễm virus
Nếu bạn nổi mụn ở tay không ngứa do virus bạn sẽ thấy mụn xuất hiện với những đốm đỏ li ti. Bên cạnh đó, bạn sẽ bị kèm những triệu chứng sốt và khó chịu. Thường thì bạn sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày, tuy nhiên để kiểm soát và điều trị bệnh tốt nhất thì bạn nên can thiệp và điều trị dứt điểm.
Bị giãn mao mạch
Giãn mao mạch có thể nguyên nhân từ việc bị côn trùng đốt, thiếu hụt vitamin, bị tổn thương hoặc bị viêm da,…Khi bị người bệnh sẽ thấy mao mạch và tĩnh mạch ngoại biên xuất hiện dưới da, mạch máu giãn nhìn như mạng nhện, có mụn hoặc mẩn đỏ nhưng không ngứa.
Thông thường bệnh sẽ xuất hiện ở những vùng da mỏng, yếu và dễ tổn thương như má, mũi, tay,… Dù bệnh không gây đau đớn nhưng sẽ khiến bạn tự ti vì mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ.
Bị viêm mao mạch dị ứng
Nếu bạn thấy tay nổi mụn không ngứa thì rất có thể bạn đã bị viêm mao mạch dị ứng. Bạn sẽ thấy tay nổi mẩn đỏ, xuất huyết và gây phù nề ở da. Khi bị bệnh này bạn sẽ bị tổn thương trên hệ vi mạch da, xương khớp, ruột. Và nó có thể gây nguy hiểm cho cơ thể nếu trở nặng, không điều trị kịp thời.
Nhiễm HIV
Nhiễm HIV cũng là một trong những nguyên nhân cần kể đến khi bạn bị mụn ở tay không ngứa. Đây là một căn bệnh lây qua đường máu, qua đường tình dục không an toàn và gây biến chứng nguy hiểm cho cơ thể nếu không phát hiện kịp thời.
Một trong những dấu hiệu của căn bệnh thế kỷ này chính là việc nổi mụn mà không bị ngứa, ngoài tay thì mụn có thể có ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Bên cạnh đó, bạn có thể phát hiện ra bệnh khi thấy các triệu chứng khác như sưng tuyến hạch, sốt, rụng tóc,…Thậm chí là gây tử vong nếu bệnh trở nặng.
Bị bệnh vẩy phấn hồng
Khi bị vẩy phấn hồng bạn sẽ thấy những mẩn đỏ không ngứa ở tay. Chúng thường xuất hiện mảng da màu hồng hoặc đỏ trên cơ thể. Bệnh có thể thuyên giảm sau từ 4 đến 8 tuần, nhưng để hạn chế việc ảnh hưởng nặng đến cơ thể bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị tận gốc.
Các bệnh liên quan đến gan
Việc nổi mụn ở tay nhưng không bị ngứa đó có thể do bạn đang bị các bệnh liên quan đến gan: viêm gan B, suy gan, ung thư gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Khi gặp các bệnh này, bạn sẽ thấy có mụn mẩn, nhưng không gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu nghi ngờ bạn nên kiểm tra sức khỏe và điều trị tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nổi mụn ở tay không ngứa có nguy hiểm không?
Nổi mụn ở tay không ngứa có nguy hiểm không còn tùy vào nguyên nhân khác nhau để đánh giá. Nếu bạn bị nhiễm virus hay vảy phấn hồng thì cơ thể sẽ tự lành sau một thời gian phát bệnh. Nếu bạn bị những bệnh khác nguy hiểm hơn như giãn mao mạch, HIV, các bệnh lý về gan,…thì sẽ rất nguy hiểm nếu trở nặng.
Vì thế bạn cần kiểm tra xem nguyên nhân trước, hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, tránh đoán mò bệnh và bỏ qua những bệnh nguy hiểm. Hãy tìm ra giải pháp điều trị phù hợp, ngăn chặn những dấu hiệu trở nặng ngoài da, cũng như bên trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các cách điều trị nổi mụn ở tay không ngứa
Để trị hiệu quả tình trạng nổi mụn ở tay không ngứa bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây nên. Tùy từng nguyên nhân khác nhau sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, bạn có thể áp dụng những cách trị bệnh dưới đây để giảm triệu chứng.
Trị bệnh theo mẹo dân gian
Trị bệnh nổi mụn ở tay không ngứa theo dân gian được đánh giá là cách điều trị khá hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này chỉ hiệu quả với những bạn bị nổi mụn nhẹ. Và ưu điểm của phương pháp này là khá dễ tìm, dễ thực hiện, cụ thể:
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng: giúp giảm sưng đỏ, khó chịu ở tay.
- Chườm lạnh: thực hiện 10 phút trong ngày sẽ thấy rõ hiệu quả.
- Dùng nha đam tươi: giúp giảm sưng đỏ, dịu những tình trạng da hiệu quả.
- Tắm lá thảo mộc: bạn có thể chọn các loại lá thảo mộc để tắm như lá khế, lá trà xanh, lá trầu sẽ giúp giảm sưng, ngứa hiệu quả.
Sử dụng thuốc để điều trị
Bên cạnh những cách giảm mụn theo mẹo dân gian, bạn có thể dùng các loại thuốc tây để điều trị tình trạng nổi mụn ở tay không ngứa. Tuy nhiên bạn không nên tùy tiện mua và uống thuốc mà cần uống theo chỉ dẫn của các bác sĩ và các chuyên gia. Tùy vào tình trạng bệnh của bạn mà bạn sẽ được chỉ định uống những loại thuốc khác nhau. Thường sẽ có hai loại thuốc là dạng uống và dạng bôi.
Các biện pháp phòng ngừa nổi mụn ở tay không ngứa
Để ngừa tình trạng nổi mụn ở tay không ngứa bạn cần thực hiện những điều dưới đây:
- Nên tránh chất gây dị ứng
- Không mặc quần áo bó sát hoặc quần áo. Chọn những loại quần áo có chất liệu thấm hút và chất liệu thân thiện với làn da.
- Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày và ngay sau khi tiếp xúc với chất được cho là chất gây dị ứng.
- Tránh ma sát, tạo áp lực trực tiếp lên da.
- Giữ ẩm cho da.
- Nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sỹ nếu thấy có dấu hiệu lạ trên da.
Cần làm gì khi bị nổi mụn ở tay không ngứa?
Để giảm tình trạng nổi mụn ở tay không ngứa và ngăn ngăn ngừa tái phát thì bạn cần có các bước chăm sóc phù hợp, cụ thể như:
- Luôn đảm bảo cho da tay của bạn sạch và kháng khuẩn tốt.
- Giữ cho da ở vùng có mụn luôn khô ráo, tránh tích tụ mồ hôi.
- Đến các cơ sở y tế để thăm khám và nghe tư vấn của các bác sĩ để chuẩn đoán đúng tình trạng bệnh và được đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
- Không tự ý cạy, nặn, bóc mụn vì có thể khiến da bị tổn thương.
- Không sử dụng các sản phẩm dưỡng da tay không rõ nguồn gốc.
Kết luận
Vậy là qua bài viết chắc hẳn bạn cũng đã biết được việc nổi mụn ở tay không ngứa có nguy hiểm không? và nguyên nhân của nó rồi. Mong rằng các bạn sẽ luôn giữ gìn, chăm sóc cho da tay thật tốt và những bạn có tình trạng bệnh sẽ tìm ra hướng điều trị kịp thời và hiệu quả. Chúc các bạn thành công.
Nội dung tham khảo thêm:
- Cách điều trị mụn chuẩn y khoa hiệu quả an toàn không tốn kém
- Mụn mạch lươn – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị
Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn