Tiêm filler mũi là một phương pháp làm đẹp được rất nhiều chị em sử dụng. Tuy nhiên, khi đã sử dụng filler nhiều chị em có thắc mắc là bị nổi mụn sau khi tiêm filler mũi thì có được nặn mụn không. Trong bài viết này, Bloglamdep365.edu.vnsẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề trên. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân nổi mụn sau khi tiêm filler mũi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc nổi mụn sau khi tiêm filler. Một số nguyên nhân có thể kể tới như:
- Tay nghề của người thực hiện: Nếu tiêm quá nông sẽ bị lồi lên da như nổi mụn, tiêm quá sâu chạm phải các mạch máu sẽ gây tắc mạch, nổi mụn đỏ thậm chí là hoại tử.
- Dị ứng filler: Tuy thành phần filler khá lành tính, bao gồm những loại HA có tồn tại trong cơ thể người nhưng cũng không thể tránh những tình trạng cơ địa bị dị ứng bẩm sinh.
- Liều lượng filler không đúng: Tiêm lượng filler quá nhiều dễ dẫn đến tràn chất làm đầy. Chúng sẽ xâm lấn sang các mô khác và vón cục, hằn lên da tạo nên mụn đỏ, mụn mủ.
- Filler không đảm bảo chất lượng: Đây là một điều rất nguy hiểm vì các chất độc hại sẽ ngấm trực tiếp vào cơ thể gây dị ứng, nổi mụn, nhiễm trùng…
Tiêm filler mũi có được nặn mụn không?
Câu trả lời là không. Đặc biệt, trong thời gian 30 ngày đầu tiên sau tiêm filler mũi tuyệt đối không được nặn mụn để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nếu bạn nặn mụn khi tiêm filler sẽ khiến mũi bị xô lệch, ảnh hưởng đến dáng mũi.
Thay vì nặn mụn bạn có thể sử dụng các phương pháp tác động từ bên trong cơ thể để đẩy mụn ra bên ngoài là chế độ nghỉ ngơi và ăn uống. nên đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và ăn những loại thực phẩm tốt để đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể như: rau xanh, trái cây, các loại nước ép và uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Điều này không thể làm sạch mụn hoàn toàn trên mũi nhưng cũng góp phần làm tình trạng này nhẹ nhàng hơn.
Làm gì nếu bị nổi mụn sau khi tiêm filler?
Nếu không may bị nổi mụn sau tiêm filler, bạn có thể tham khảo những cách xử lý dưới đây.
Với tình trạng mụn da liễu
Nếu xuất hiện mụn do yếu tố sinh lý thì bạn không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần chăm sóc da theo những phương pháp ít gây tác động như: đắp mặt nạ trị mụn, chấm mụn, dùng kem trị mụn…
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Ngủ sớm, ăn uống khoa học, uống nhiều nước và dùng nhiều rau củ trái cây được xem là cách để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Dù không thể làm sạch mụn ngay lập tức nhưng chúng sẽ mang đến hiệu quả về lâu dài, giúp tình trạng mụn giảm đáng kể.
Với các loại mụn do tiêm filler
Nếu mụn xuất hiện là do tiêm filler thì bạn nên cẩn thận hơn trong cách xử lý. Tốt nhất bạn nên đến thăm khám lại bác sĩ gia liễu để được khám kỹ và cho lời khuyên chính xác nhất.
Tuyệt đối không được nặn mụn vì nếu nặn sẽ làm tổn thương mô da, gây nên bội nhiễm. Nặn mụn có thể gây viêm nhiễm, hoại tử da khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp, nguy cơ để lại sẹo là rất lớn.
Nếu trong tình huống nghiêm trọng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tan filler. Lúc này khi filler được đào thải, loại bỏ ra khỏi cơ thể tình trạng mụn cũng sẽ giảm. Một số trường hợp sẽ được bác sĩ kê thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm.
Sau khi tiêm filler mũi cần lưu ý gì?
Dưới đây là những lưu ý bạn cần nhớ sau khi tiêm filler mũi.
Hạn chế đồ cay nóng, bia rượu
Ăn đồ cay nóng hoặc sử dụng nhiều chất kích thích không chỉ gây mụn mà còn có thể khiến filler tan nhanh hoặc gây kích ứng. Ngoài ra khi ăn uống các thực phẩm cay nóng rất dễ gây nổi mụn, nếu các nốt mụn xuất hiện trên mũi sẽ có thể gây nhiễm trùng, sẽ rất phiền phức nếu phải động đến mũi khi đang tỏng quá trình hồi phục sau tiêm filler.
Không xông hơi, tiếp xúc nhiệt độ cao
Bạn không nên xông hơi trong khoảng 1 tuần sau khi tiêm filler. Đồng thời cũng nên tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời hay bức xạ nhiệt. Hãy hạn chế dùng mỹ phẩm nhất có thể trong vòng 1 tuần sau khi tiêm filler. Bạn cũng không nên đeo khẩu trang quá chật hoặc kính để tránh làm ảnh hưởng đến hình dáng của vùng tiêm.
Kiêng makeup, đeo kính trong thời gian đầu
Việc makeup ít nhiều sẽ tác động đến vùng mũi. Vậy nên việc hạn chế make up cũng là cần thiết để đảm bảo tránh được những trường hợp đáng tiếc. Đeo kính cũng sẽ gây ảnh hưởng đến dáng mũi, vậy nên bạn cũng nên lưu ý đến điều này.
Hạn chế vận động mạnh
Ngoài thực đơn ăn uống, trong sinh hoạt hàng ngày bạn cũng cần lưu tâm kiêng giữ cho dáng mũi bền đẹp. Filler trong mũi cần thời gian để ổn định, hòa hợp, bao bọc bởi các mô cơ sụn cấu trúc mũi. Trước khi thực sự bình phục thì mọi tác động di chuyển nhiều của dáng mũi đều có thể khiến mũi bị biến dạng: cong lệch vẹo. Filler đang trong quá trình định hình, nếu bạn tập luyện mạnh có thể khiến nhịp tim và huyết áp tăng nhanh làm vết tiêm sưng đỏ, ngứa ngáy.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những giải đáp mà Bloglamdep365.edu.vnmuốn gửi đến bạn về câu hỏi tiêm filler mũi có được nặn mụn không? Mong rằng những thông tin trên đã có thể giúp bạn chăm sóc được làn da của mình tốt hơn. Chúc bạn luôn có một làn da khỏe đẹp!
Nội dung tham khảo thêm:
- Tiêm filler mũi có được nặn mụn không?
Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn