Phun môi bị mụn nước có để lại sẹo không? Cách xử lý ra sao?

Phun môi bị mụn nước có để lại sẹo không có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc, đặc biệt là những người đang mắc phải tình trạng này. Thông qua bài viết dưới đây Bloglamdep365.edu.vnsẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn tình trạng này và có những biện pháp cải thiện tốt hơn để có một kết quả phun môi mang tính thẩm mỹ cao nhất nhé.

Phun môi bị mụn nước là tình trạng gì?

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ làm đẹp cũng ngày càng hiện đại tiên tiến. Đặc biệt trong đó ta có thể kể đến đó chính là kỹ thuật thẩm mỹ phun môi đang được đông đảo mọi người sử dụng để làm môi mình xinh hơn.

Phun môi bị mụn nước có để lại sẹo không? Cách xử lý ra sao?

Tình trạng môi sau phun bị nổi mụn nước

Phun môi là một kỹ thuật làm đẹp sử dụng máy phun thêu với những đầu kim nhỏ tác động nhẹ lên lớp thượng bì da sau đó đưa màu mực vào giúp môi giảm thâm xỉn, hồng hào căng mọng tươi trẻ hơn sắc môi thường.

Tuy nhiên sau khi phun môi không phải ai cũng nhận được kết quả thẩm mỹ tốt. Thực tế vẫn có một số tình trạng môi sau khi phun nổi các hạt trắng li ti, chúng xuất hiện thành từng vùng và có thể lây sang các vị trí khác. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng môi và thẩm mỹ môi sau này.

Những nguyên nhân khiến môi nổi mụn nước sau khi phun xăm.

Mụn nước được biết đến là một loại bệnh về da được gọi là rộp da với tên khoa học đầy đủ là Herpes. Tình trạng này xuất hiện khi da đang bị nhiễm một loại virus có tên Simplex thâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở. 

Khi mới xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ không tác động ngay mà đợi vết thương bị viêm,nhiễm khuẩn khiến sức đề kháng của da và cơ thể suy giảm. Đến khi điều kiện đạt đến mức độ lý tưởng sẽ bắt đầu hoành hành gây nên các nốt mụn nước phồng rộp nguy hiểm trên môi. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn nước nổi ở môi sau khi xăm có thể kể đến như:

Dịch vụ phun môi kém chất lượng

Phun môi có đưa ra kết quả mang tính thẩm mỹ cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ mà bạn chọn thực hiện tại các địa điểm làm đẹp thiếu uy tín, chất lượng kém.

Phun môi là kỹ thuật làm đẹp có tác động đến da. Chính vì vậy mà nếu trong quá trình thực hiện các dụng cụ hay vấn đề vệ sinh tay của kỹ thuật viên không được đảm bảo vệ sinh vô trùng sẽ là môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương hở trên môi khi tiến hành phun.

Đối với trường hợp kim phun không được thay mới ngoài việc là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào tế bào da thì nguy cơ truyền nhiễm các bệnh lý nghiêm trọng khác cũng rất cao như HIV, viêm gan B,…

Công nghệ phun lạc hậu, kém hiệu quả

Mặc dù công nghệ phun xăm ngày nay đã ngày càng được cải thiện, hiện đại và tiên tiến giúp màu môi được lên đẹp hơn, tổn thương trên da cũng được hạn chế. Nhưng vẫn còn một số cơ sở không chính thống sử dụng các dụng cụ phun lạc hậu kém chất lượng.

Công nghệ phun môi cũ đầu kim sẽ thô, to phải cần lực kim mạnh hơn để đưa màu vào môi. Chính vì thế mà tình trạng tổn thương da trên môi sẽ nặng hơn dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm sau phun. Với công nghệ kém đòi hỏi kỹ thuật viên phải dùng tay nghề điều chỉnh lực nên độ sâu và chính xác sẽ không đều dẫn đến màu phun sẽ chỗ đạm chỗ nhạt, không đều, không sắc nét.

Sử dụng mực phun chất lượng thấp

Mực phun môi sẽ được bơm trực tiếp vào môi liên kết với tế bào da chính vì vậy chất lượng của mực là yếu tố quyết định đến kết quả màu môi lên có đẹp hay không và môi có bị nổi mụn nước sau phun hay không.

Việc phun môi sử dụng loại kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa nhiều hóa chất không những lên màu xấu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến da môi. Khiến da kích ứng, sưng viêm đau nhức sau khi phun và lên mụn nước.

Quá trình chăm sóc sau phun chưa đúng cách

Ngoài các yếu tố kể trên thì việc chăm sóc môi sau phun chưa đúng cách cũng là nguyên do lớn khiến môi bị nổi mụn nước.

Phun môi bị mụn nước có để lại sẹo không? Cách xử lý ra sao?

Chăm sóc môi sau phun không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân khiến môi bị nổi mụn nước

Môi sau khi được phun sẽ có tổn thương nhỏ trên môn, nếu không kiêng cữ và có cách chăm sóc thích hợp thì việc bị viêm nhiễm rất dễ xảy ra. Việc không vệ sinh da môi sạch sẽ, ăn những thực phẩm không thích hợp, không kiêng nước, hoặc một số thói quen không tốt như sờ tay lên môi, dùng chất kích thích, hút thuốc… cũng là những yếu tố khiến môi sau phun bị nổi mụn nước.

Phun môi bị mụn nước có để lại sẹo không?

Nổi mụn nước sau khi phun môi tuy xuất hiện phổ biến tuy nhiên không phải vì thế mà cho rằng đó là điều bình thường không ảnh hưởng đến môi. Thực tế cho thấy rằng, hầu như mụn nước sẽ làm màu môi lên không chuẩn, không ều thậm chí là bị hỏng. Nếu không có hướng xử lý đúng đắn thì các nốt mụn có thể lan rộng, nặng có thể gây nên sẹo, tổn thương tế bào gốc của da dẫn đến hoại tử.

Mặc dù nguyên nhân gây nên mụn nước có phải xuất phát từ dịch vụ hay do bản thân khách hàng đi chăng nữa thì việc đầu tiên mọi người nên thực hiện khi thấy mụn nước xuất hiện là đến ngay cơ sở y tế hoặc phòng khám uy tín để Bác sĩ tư vấn điều trị tránh tình trạng diễn biến xấu hơn.

Nếu không thể đến thăm khám ngay lập tức bạn nên chú ý một vài hướng dẫn sau:

  • Không cho môi đụng nước khi mụn nước xuất hiện sau 1 – 2 ngày phun
  • Không sờ hay tác động mạnh vào vết mụn nước
  • Che chắn môi cẩn thận mang khẩu trang khi đi ra ngoài 
  • Không tự ý làm vỡ mụn nước nổi trên môi
  • Uống đủ nước

Phun môi bị mụn nước thì chăm sóc như nào để không để lại sẹo?

Hầu như tất cả các trường hợp bị nổi mụn nước sau phun môi đều được các Bác sĩ chuyên tư vấn uống kháng sinh, làm sạch da môi bằng nước muối sinh lý, dùng thuốc bôi đặc trị theo chỉ định của Bác sĩ.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để cải thiện tình trạng môi như:

  • Khi mụn nước xuất hiện thì tiếp tục kiêng nước trong vòng 1 – 2 ngày sau đó. Chỉ nên vệ sinh da môi hàng ngày bằng tăm bông hoặc bông tẩy trang có thấm nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau môi.
  • Không sờ tay vào vết mụn nước
  • Không tác động mạnh vào môi khiến mụn nước bị vỡ
  • Bảo vệ môi trước khói bụi và ánh nắng mặt trời
  • Kiêng ăn các loại thức ăn khiến vết thương trên môi khó lành như: thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống, cà phê…
  • Thường xuyên uống nước và tích cực ăn các thực phẩm hỗ trợ chữa lành vết thương, tiêu mụn nhanh như: sữa tươi, cà chua, cà rốt, sữa chua, cam,… các thực phẩm giàu vitamin E, C, A giúp màu phun lên môi đều và đẹp.
  • Không trang điểm hay son môi
  • Không hôn hay bặm môi
  • Sinh hoạt đều độ, khoa học để tăng sức đề kháng cho cơ thể

Phun môi bị mụn nước bao lâu thì khỏi?

Phun môi bị mụn nước bao lâu thì khỏi phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc cũng như kiêng cữ của bạn trong chế độ ăn uống cũng như hoạt động hàng ngày. Nếu được phát hiện kịp thời và có hướng điều trị đúng đắn thì sau khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần là mụn có thể xẹp và khô nhanh chóng. 

Tuy nhiên thời gian phục hồi tùy thuộc lớn vào cơ địa từng người và tình trạng mụn đang ở giai đoạn nặng hay nhẹ. Chính vì vậy trong thời gian này bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho môi, kiêng cữ chăm sóc đúng cách, tránh những tác động xấu đến môi như khói bụi, ánh nắng mặt trời… để không khiến mụn nặng hơn. Đặc biệt là tuyệt đối không sờ cạy gây vỡ mụn khiến môi lở loét.

Phun môi bị mụn nước có dặm lại được không?

Việc có dặm lại môi sau khi bị mụn nước hay không được khá nhiều người quan tâm. Dặm lại môi được thực hiện trong trường hợp môi lên màu không đều và khi nổi mụn nước. Tuy nhiên để thực hiện dặm môi lại sau khi nổi mụn nước mà không gây ảnh hưởng đến vết thương và màu mực cũ thì bạn cần ít nhất cách 2 tháng sau đó. Sau khoảng thời gian này, môi đã hồi phục xong và việc dặm lại sẽ không có những tác động xấu ảnh hưởng đến môi.

Phun môi bị mụn nước có để lại sẹo không? Cách xử lý ra sao?

Lựa chọn cơ sở uy tín để tránh tình trạng nổi mụn nước sau phun môi

Tuy nhiên tốt nhất để tránh mụn nước nổi ở môi sau khi phun bạn nên lựa chọn các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng. Những nơi có đầy đủ trang thiết bị dụng cụ hiện đại, kỹ thuật viên có kinh nghiệm, mực phun chất lượng xuất xứ rõ ràng đảm bảo an toàn cho bạn. Bên cạnh đó kết hợp chăm sóc da môi sau phun tốt sẽ cho ra kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

Phun môi bị mụn nước thì bôi thuốc gì? 

Tùy vào tác nhân gây nên mụn mà bác sĩ sẽ kê cho mỗi người mỗi loại thuốc thoa khác nhau. Một vài loại thường được kê như:

  • Thuốc Acyclovir: Thuốc này có tác dụng kháng virus, làm chậm quá trình lây lan của virus được kê để điều trị mụn nước nổi ở môi sau phun
  • Nano bạc: Giúp kháng khuẩn và giữ cho môi được mềm mại
  • Benzosali: Chứa hai thành phần chính là Acid Salicylic và Acid Benzoic chuyên đặc trị nấm da, vảy nến… Đặc biệt giúp làm mềm vùng sưng khá tốt.
  • Benzac AC:  Tuýp thuốc này có khả năng tiêu diệt lên đến 95% vi khuẩn gây nên mụn nước, có khả năng tẩy da chết nhẹ nhàng giúp môi hồng hào.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi tại chỗ, nếu tình trạng mụn nước nghiêm trọng thì bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc giảm đau và kháng sinh dùng kèm.

Phun môi bị mụn nước có nguy hiểm không?  

Hiện nay vẫn có rất nhiều người cho rằng việc xăm môi bị nổi mụn nước là điều bình thường, chỉ gây mất thẩm mỹ chứ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Đây là một quan niệm sai lầm lớn, bởi việc phun môi bị nổi mụn nước là dấu hiệu cho thấy kết quả phun môi của bạn đã bị hỏng.

Theo khuyến cáo của Bác sĩ da liễu nếu tình trạng nổi mụn ở môi không được điều trị kịp thời, không có biện pháp khắc phục cũng như chăm sóc và kiêng cữ đúng cách sẽ gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chẳng hạn như môi bị viêm nhiễm, sưng tấy, mưng mủ, thâm tím, thậm chí là ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào gốc của da môi dẫn đến hoại tử.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết các bạn đã có thể nắm rõ hơn những thông tin cần thiết về tình trạng phun môi bị nổi mụn nước và các cách khắc phục để tránh để lại sẹo. Bên cạnh đó Bloglamdep365.edu.vncũng mong muốn bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn về phun môi để có thể lựa chọn cho mình hướng đi đúng để đạt được kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *