Tiêm filler môi bị nổi mụn là do đâu? Cách khắc phục ra sao?

Tiêm filler môi bị nổi mụn là do đâu? Cách khắc phục ra sao?

Tiêm filler môi là một phương pháp can thiệp thẩm mỹ mà rất nhiều chị em lựa chọn để làm nhan sắc của mình thêm phần nâng hạng. Tuy nhiên, một số trường hợp lại xảy ra tình trạng tiêm filler môi bị nổi mụn gây cảm giác khó chịu, ngứa rát. Vậy nguyên nhân của việc này là do đâu, cách phòng ngừa, khắc phục như thế nào? Tất cả có trong bài viết dưới đây của S Beauty, hãy cùng theo dõi nhé!

Tiêm filler môi là gì?

Tiêm filler môi là sử dụng chất đầy sinh học filler tiêm vào môi. Đây là giải pháp thẩm mỹ được khá nhiều chị em lựa chọn để làm đẹp. Hình thức này giúp đưa chất làm đầy vào trong đôi bờ môi mới mục đích giúp cho đôi môi trở nên căng bóng và quyến rũ hơn. Các chuyên gia về thẩm mỹ cũng có thể điều chỉnh dáng môi của bạn bằng kỹ thuật tiêm filler.

Phương pháp thẩm mỹ này được khá nhiều các bạn trẻ yêu thích bởi phương pháp diễn ra khá đơn giản, sẽ giúp cho đôi môi trở nên có sức hút hơn và đặc biệt là tiết kiệm khá nhiều thời gian, chi phí so với phẫu thuật chỉnh hình môi.

Tiêm filler môi bị nổi mụn là do đâu? Cách khắc phục ra sao?

Tiêm filler môi giúp cho đôi môi trở nên căng mọng, quyến rũ

Tiêm filler môi chỉ có tuổi thọ từ khoảng vài tháng chính vì thế đây là phương pháp chỉnh sửa chỉ mang tính tạm thời. Mặc dù thế, các bác sĩ vẫn khuyến cáo chị em nên thử tiêm filler môi nếu muốn tạo hình môi thẩm mỹ bởi gần như 100% các ca tiêm filler đều đạt hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, nếu không may sau khi tiêm môi mà môi bạn bị nổi mụn, sưng đau, thì hãy tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách giải quyết qua bài viết nhé.

Nguyên nhân tiêm filler môi bị nổi mụn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêm filler môi bị nổi mụn, một số nguyên nhân có thể kể đến như:

Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người thực hiện

Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người thực hiện quyết định rất lớn tới kết quả tiêm filler môi. Nếu tiêm quá nông thì filler sẽ gây vùng da bị lồi lên như nổi mụn. Còn nếu tiêm quá sâu thì dễ chạm phải các mạch máu, dây thần kinh dẫn đến tắc mạch máu, nổi mụn đỏ và hoại tử.

Chưa kể, ác sĩ còn phải có kinh nghiệm, chuyên môn để tính toán lượng filler. Nếu tính toán sai lượng filler thì rất dễ xảy ra hiện tượng tràn filler. Filler có thể xâm lấn các mô da khác rồi tạo thành vón cục, hằn lên da tạo thành các loại mụn đỏ, mụn mủ.

Tiêm filler môi bị nổi mụn là do đâu? Cách khắc phục ra sao?

Tiêm filler môi bị nổi mụn khiến nhiều chị em lo lắng

Sử dụng filler kém chất lượng

Filler cũng cực kỳ quan trọng. Là chất trực tiếp được bơm vào môi nên chất lượng filler sẽ tiếp xúc với môi trường bên trong. Để kiếm lời, hiện nay có rất nhiều cơ sở sử dụng các loại filler không đảm bảo chất lượng. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới việc tiêm filler môi bị nổi mụn. Vậy nên bạn cần chọn địa điểm uy tín và kiểm tra thông tin loại filler kỹ càng trước khi tiêm.

Do virus ẩn náu trong người

Một số người, trong cơ thể đã tồn tại virus Herpes hoặc HPV. Chúng là những virus có thời gian ủ bệnh lâu trong cơ thể vậy nên rất khó để nhận ra. Những loại virus này sẽ làm cho người tiêm filler bị nổi mụn nước.

Quy trình thực hiện không đảm bảo

Vốn là một phương pháp thẩm mỹ làm đẹp, vậy nên tiêm filler đòi hỏi phải thực hiện đúng các bước và đảm bảo đúng kỹ thuật hợp vệ sinh. Các dụng cụ phải được vệ sinh, sát khuẩn sạch sẽ trước khi thực hiện. Các bước tiêm cũng phải đúng trình tự, kỹ thuật. Nêu không đảm bảo về quy trình, rất dễ gây ra tình trạng bị nhiễm trùng, nổi mụn cho môi.

Chăm sóc và ăn uống sau khi tiêm filler không đúng cách

Chế độ ăn uống sau tiêm filler cũng rất quan trọng. Có những trường hợp sẽ phải kiêng một số thực phẩm. Nếu bạn không tuân thủ đúng theo các hướng dẫn thì rất dễ gây nổi kích ứng, mụn…

Cơ địa bẩm sinh kích ứng filler

Dù rất ít gặp nhưng vẫn có những trường hợp cơ địa kích ứng với filler. Chất làm đầy filler vốn được cấu thành từ axit gốc nước hay còn gọi là HA. Tuy được đánh giá là lành tính nhưng vẫn không tránh khỏi những trường hợp đặc biệt kích ứng với thành phần này.

Các phương pháp khắc phục tiêm filler môi bị nổi mụn

Việc làm đầu tiên, bạn nên đến trung tâm mà bạn đã tiêm filler để chẩn đoán nguyên nhân nổi mụn. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị kịp thời làm tan filler ra khỏi cơ thể trong trường hợp xấu nhất. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến mưng mủ hoặc hoại tử. Do đó, tiêm filler môi bị nổi mụn cần được các bác sĩ thăm khám và đưa ra cách xử lý phù hợp nhất.

Các bác sĩ thường sẽ tùy theo nguyên nhân cụ thể để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Một số cách khắc phục thường gặp như:

  • Uống các loại thuốc kháng sinh, giảm đau theo toa thuốc của bác sĩ.
  • Thực hiện chườm lạnh trong vòng 10 – 15 phút để giảm các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ. Bạn hãy vệ sinh bề mặt túi chườm thật sạch để tránh vi khuẩn, bụi bặm tiếp xúc với vùng mụn.
  • Không bôi bất kỳ loại thuốc trị mụn, thuốc bôi thoa, mỹ phẩm dưỡng da hay các dung dịch sát trùng khác như cồn, oxy già mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Chăm sóc môi sau khi tiêm filler đúng cách

Tiêm filler môi bị nổi mụn là do đâu? Cách khắc phục ra sao?

Chăm sóc môi đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất

Bạn cần phải chăm sóc môi đúng cách để chất filler nhanh phát huy tác dụng cũng như định hình dáng môi chuẩn như ý muốn. Dưới đây là một số cách chăm sóc môi sau tiêm filler bạn có thể tham khảo:

  • Trong 2 – 3 ngày đầu khi môi còn sưng, bạn nên dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh nhẹ nhàng các chất bẩn và tế bào chết trên môi.
  • Để giảm tình trạng môi bị sưng sau tiêm filler, hãy dùng túi đá để chườm lên môi sẽ giúp giảm sưng đau và châm chích.
  • Nên sử dụng đồ ăn mềm hoặc xay nhuyễn để hạn chế sự vận động cơ môi. Bạn nên ăn cháo hoặc súp trong những ngày đầu sẽ có lợi cho quá trình hồi phục môi.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin A, C tốt cho làn da và tăng cường sức đề kháng chống lại các tình trạng viêm nhiễm, chẳng hạn như: nho, cam, dứa, táo, cần tây, súp lơ, các loại rau mầm,…
  • Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để ổn định quá trình trao đổi chất, bạn có thể thay thế một số loại nước ép rau củ tốt cho sức khỏe, nhất là nước ép dứa tốt cho việc lên màu môi hồng hào.
  • Nên hạn chế ra ngoài và che chắn môi bằng khẩu trang trước ánh sáng mặt trời, bụi bẩn gây nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ. Sau 1 tháng tiêm filler môi, bạn có thể dùng vaseline để thoa giúp môi mềm mịn sáng màu hơn.
  • Nếu môi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như vón cục, bầm tím, nổi mụn nước, đau âm ỉ, chảy dịch,… thì hãy báo ngay cho bác sĩ thực hiện để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời.

Lưu ý để có một đôi môi đẹp sau khi tiêm filler

Tiêm filler môi là một phương pháp xâm lấn nhẹ, do đó những tác động trong quá trình chăm sóc sau khi tiêm có thể gây ảnh hưởng với cơ thể. Để tránh tiêm filler môi bị nổi mụn, bạn cần chú ý các vấn đề sau đây:

  • Tránh tác động mạnh đến vùng môi đã được tiêm filler.
  • Không hôn, sờ nắn hay massage mạnh sau khi tiêm filler môi khoảng 1 tuần.
  • Luôn che chắn và bảo vệ vùng môi khỏi các tác động ngoại lực quá mạnh.
  • Không đeo khẩu trang quá chất bởi có thể làm co kéo hay ảnh hưởng đến hình dáng của môi sau khi tiêm.
  • Nằm ngủ đúng tư thế với đầu giữ thẳng, không nằm úp mặt để tránh tác động đến vùng môi.
  • Không để môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, không đi xông hơi trong 1 tuần đầu để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến filler.
  • Không nên vận động mạnh hay tập thể dục trong vòng 24 giờ đầu tiêm filler.
  • Hạn chế sử dụng son môi và son dưỡng, các hóa chất và mỹ phẩm khác có thể gây ảnh hưởng cho môi trong ít nhất 1 tuần đầu.
  • Không sử dụng thuốc bừa bãi để tránh gây ảnh hưởng, kích ứng với filler.
  • Vệ sinh vùng môi thật sạch sẽ và nhẹ nhàng hàng ngày, tránh gây tác động mạnh khi thực hiện.

Kết luận

Trên đây Bloglamdep365.edu.vnđã giúp bạn nắm rõ tiêm filler bị nổi mụn là do đâu, cách khắc phục. Mọi thắc mắc về vấn đề này, bạn vui lòng hãy liên hệ ngay với S Beauty qua hotline, đội ngũ tư vấn của Bloglamdep365.edu.vnsẽ giải đáp cho bạn!

Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *