Vết thâm mụn mãi không hết phải làm sao? Nguyên nhân do đâu?

Mụn khiến chúng ta mệt mỏi, khó chịu vì dai dẳng mãi không hết. Mặc dù đã điều trị và nặn mụn nhưng da lại xuất hiện những vết thâm mụn mãi không hết. Vậy nguyên nhân khiến vết thâm mụn mãi không hết là gì và cách trị như thế nào để mang lại hiệu quả? Để cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này hãy cùng Bloglamdep365.edu.vntheo dõi bài viết sau. 

Nguyên nhân khiến vết thâm mụn mãi không hết 

Nhiều trường hợp sau khi tiến hành nặn mụn thì da mặt trở nên bị những vết thâm mụn mãi không hết khiến bạn lo lắng. Vậy hãy theo dõi một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này dưới đây.

Vết thâm mụn mãi không hết phải làm sao? Nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các vết thâm mụn mãi không hết

Nôn nóng xử lý vết mụn 

Khi mụn xuất hiện chúng ta hay có tâm lý muốn nặn chúng ngay lập tức. Tuy nhiên điều này sẽ mang lại những hậu quả xấu trên da như thâm, để lại sẹo nếu như nặn mụn không đúng cách. Do đó một lời khuyên dành cho bạn chính là không nên nặn mụn khi chúng chưa “chín” và chưa biết cách nặn khoa học. 

Đối với những mụn nhân cứng đã trồi lên bề mặt thì bạn cần nặn ngay để xử lý toàn bộ vi khuẩn đang ẩn chứa. Nếu để quá lâu thì các vết mụn có thể lây lan sang các vùng da khác nhiều hơn. Tuy nhiên, cần nặn mụn đúng cách và Phòng khám Da liễu Bloglamdep365.edu.vnkhuyên bạn nên có sự can thiệp của các bác sĩ da liễu/kỹ thuật viên có tay nghề để tránh làm nhiễm trùng các vết mụn.

Thêm vào đó đối với những loại mụn bạn chưa biết rõ thì tuyệt đối không được tự ý nặn. Bởi lẽ có những mụn chúng ta có thể nặn và ngược lại. Nếu không hậu quả để lại sẽ khiến da bạn ngày càng khó điều trị mụn hơn với những vết thâm mụn mãi không hết.

Trị thâm sai cách

Nguyên nhân tiếp theo khiến vết thâm mụn mãi không hết đó chính là cách trị mụn sai cách. Thay vì trị mụn theo hướng dẫn bác sĩ da liễu thì bạn sử dụng các loại kem trị mụn không rõ nguồn gốc, kem trị thâm không đúng cách dẫn đến mụn xuất hiện nhiều hơn trên da. 

Tình trạng da viêm nhiễm nặng 

Ngoài việc điều trị mụn sai cách thì da bị viêm nhiễm do ảnh hưởng của môi trường cũng là nguyên nhân khiến vết thâm mụn mãi không hết. Nếu quanh khu vực bạn sống bị ô nhiễm nguồn nước, bụi bẩn nhiều dễ hình thành các vi khuẩn xâm nhập vào vùng da có mụn đang bị hở. Từ đó dẫn đến các vết thương mụn sau khi nặn có thể trở nặng gây viêm nhiễm, thâm kéo dài thậm chí là để lại sẹo. 

Do đó sau khi nặn mụn bạn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ở vùng da bị thâm cũng như tránh tiếp xúc với bụi bẩn và nguồn nước ô nhiễm. Nếu không thâm mụn do bị viêm sẽ có nguy cơ ăn sâu vào các tế bào da khác gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp này bạn cần đến ngay các cơ sở da liễu để thăm khám và nhận điều trị kịp thời từ các bác sĩ nhé.

Không chăm sóc và vệ sinh da đúng cách 

Vết thâm mụn mãi không hết còn có thể đến từ việc bạn chăm sóc da không đúng cách. Chẳng hạn như sử dụng các thực phẩm hỗ trợ trị thâm, các loại kem dưỡng không phù hợp khiến sợi bã nhờn xuất hiện nhiều. Thêm vào đó chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không phù hợp cũng khiến làn da khó hồi phục hơn. Vì vậy bạn cần chọn lựa các sản phẩm chăm sóc da phù hợp và đặc biệt lưu ý đối với các vùng da mới nặn mụn.

Để vùng da mụn tiếp xúc với ánh mặt trời 

Nguyên nhân cuối cùng khiến vết thâm mụn mãi không hết mà dường như chúng ta rất hay gặp phải đó chính là để da tiếp xúc trực tiếp với mặt trời. Đây là nguyên nhân khiến làn da đang bị tổn thương và yếu đuối ngày càng thâm hơn. Ánh nắng mặt trời, các tia cực tím UV sẽ làm tình trạng da trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là các vết mụn. Do đó bạn cần che chắn và sử dụng kem chống nắng trước khi có ý định ra ngoài. 

Cách trị vết thâm lâu năm không khỏi 

Dưới đây là một số cách trị thâm mụn hiệu quả bạn có thể áp dụng để bảo vệ làn da của mình và hạn chế tình trạng thâm kéo dài. Tùy thuộc vào mức độ thâm cụ thể của từng người mà áp dụng theo các giải pháp khác nhau. 

Bôi thuốc điều trị thâm 

Đối với những vết thâm mụn mãi không hết ở mức nhẹ thì bạn có thể sử dụng các loại kem bôi. Nên chọn các sản phẩm có các thành phần như:

Axit salicylic

có khả năng tẩy tế bào chết giúp làm sạch da nhờ vậy ngăn ngừa mụn hiệu quả. Thêm vào đó thành phần này còn làm hạn chế sự xuất hiện của các vết sẹo. Tuy nhiên, hoạt chất này sẽ làm bạn hơi khô da nên cần kết hợp với các sản phẩm dưỡng ẩm khác. 

Retinoids

loại bỏ các vết thâm mụn nhanh chóng, hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm, làm mờ vết thâm và sáng da nhanh chóng hơn.

Alpha hydroxy axit

Thành phần giúp loại bỏ các tế bào chết trên da giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn. Thêm vào đó AHA được biết đến là axit nhẹ làm bong các lớp da bên ngoài để các tế bào mới khỏe mạnh xuất hiện. 

Axit lactic

Đây được xem như một lớp mặt nạ mỏng nhẹ giúp lấy đi các tế bào chết và hỗ trợ làm sáng da. Đặc biệt, đối với những vết sẹo thâm lâu năm thì hoạt chất này còn giúp da đều màu.

Thành phần tự nhiên

Các thành phần tự nhiên có trong nghệ vàng, hành tây đỏ, nha đam,..cũng giúp hỗ trợ điều trị thâm mụn rất tốt. Với các kháng sinh tự nhiên cùng các loại vitamin E, A giúp chống oxy hóa, mờ thâm và hạn chế hình thành sẹo lõm hiệu quả. 

Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên 

Ngoài sử dụng các loại kem trị thâm với các thành phần đặc trị thì bạn cũng có thể tham khảo thêm các nguyên liệu thảo dược có trong tự nhiên như: 

  • Mật ong: giúp kháng khuẩn trên da làm dịu tình trạng sưng đỏ nên được sử dụng nhiều trong điều trị mụn. Bạn có thể bôi mật ong trực tiếp lên da trong khoảng 15-20p rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Baking soda: khả năng thủy đẩy sự phát triển của collagen nên thành phần này sẽ loại bỏ các tế bào chết cùng các vết thâm mụn. Nhờ vậy da sẽ tái tạo và phục hồi các lớp tế bào mới nhanh hơn. Thêm vào đó, baking soda còn duy trị sự cân bằng của pH hỗ trợ quá trình miễn dịch của da. 
  • Dầu dừa: Dầu dừa được biết đến là sản phẩm chứa nhiều vitamin E với các axit béo giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa da và làm lành các vùng da bị tổn thương để lại thâm hiệu quả. 
  • Khoai tây: Trong loại củ này chứa lượng vitamin C lớn cùng B1, B2 giúp ngăn ngừa lão hóa da lại an toàn khi sử dụng. 
  • Nghệ: Hoạt chất curcumin trong nghệ có công dụng ngăn chặn vết sẹo mới hình thành, đồng thời cũng giúp trị thâm mụn lâu năm.

Điều trị bằng các liệu trình y khoa 

Nếu các vết thâm mụn mãi không hết kéo dài dai dẳng mặc dù bạn đã áp dụng các biện pháp trên thì hãy đến các cơ sở da liễu để được điều trị kịp thời.

Điều trị thâm mụn bằng Laser

Một liệu pháp trị vết mụn thâm mãi không hết khác được áp dụng phổ biến hiện nay đó là dùng tia laser. Với khả năng đánh bay các vùng da bị thâm sau khi nặn mụn hiệu quả giúp bạn có được làn da đều màu sau khi trị liệu. Tùy thuộc vào tình trạng da cụ thể của bạn mà các bác sĩ sẽ tiến hành dùng các loại laser phù hợp với bạn.

Vết thâm mụn mãi không hết phải làm sao? Nguyên nhân do đâu?

Điều trị thâm mụn bằng Laser Toning

Điều trị thâm mụn bằng phương pháp Dermabrasion

Đây được xem là một trong những phương pháp điều trị thâm mụn lâu năm hiệu quả hiện nay. Bởi lẽ, nó có khả năng loại bỏ hầu hết các vết sẹo và tái tạo bề mặt da sau tổn thương tốt. Nhờ vậy mà làn da của bạn sẽ trở nên mịn màng và đều màu hơn. Đối với phương pháp này thì bạn cần vài ngày để da lành hoàn toàn sau liệu trình. 

Micro-dermabrasion điều trị thâm mụn

So với dermabrasion thì liệu trình này sẽ nhẹ hơn và không cần đợi vài ngày da mới lành hẳn. Nó giúp loại bỏ các tế bào chết trên da để thúc đẩy các tế bào mới hình thành và xóa đi các vết thâm.

Mặt nạ hóa học làm mờ thâm mụn

Các bác sĩ da liễu sẽ thực hiện bôi lên da mặt của bạn một lớp mặt nạ có tính axit để tiêu diệt các lớp da có sẹo bên ngoài. Đồng thời nhờ cơ hội này các tế bào da mới sẽ hình thành để lấp đầy các vết sẹo thâm do mụn.

Kết luận 

Trên đây là bài viết Phòng khám Da liễu Bloglamdep365.edu.vngiới thiệu cách trị vết thâm mụn mãi không hết hiệu quả và an toàn. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp các bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết về cách điều trị thâm mụn hiệu quả. Và nếu có nhu cầu điều trị mụn thâm chuẩn y khoa an toàn, chất lượng hãy liên hệ ngay với Phòng khám Da liễu Bloglamdep365.edu.vnnhé.

Nội dung tham khảo thêm:

  • Cách trị thâm mụn đơn giản, dễ dàng chi phí thấp
  • Thâm mụn bao lâu thì hết?

Bài viết được biên tập bởi: Bloglamdep365.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *